Thảm cảnh mất điện ở Texas nhìn từ vũ trụ

Những bức ảnh vệ tinh mới ghi lại tình trạng mất điện diện rộng khiến thành phố Houston chìm trong bóng tối khi giá rét từ Bắc Cực tràn qua bang Texas.

Hàng triệu cư dân ở bang Texas rơi vào cảnh mất điện khi khối khí lạnh vùng cực kéo tới hôm 13/2, theo NASA. Hơn một triệu người dân ở Houston vẫn chưa có điện vào 1 giờ sáng ngày 16/2, thời điểm vệ tinh Suomi NPP bay qua khu vực này để đo lượng phát xạ và phản chiếu ánh sáng ban đêm.

Thảm cảnh mất điện ở Texas nhìn từ vũ trụ
Thành phố Houston, Texas trước và sau khi bị mất điện trên diện rộng. (Ảnh: NASA).

Nhóm nhà khoa học tại Trung tâm bay vũ trụ Goddard của NASA (GSFC) và Hiệp hội nghiên cứu vũ trụ liên đại học (USRA) xử lý dữ liệu để tạo ra ảnh chụp cảnh mất điện. So với ảnh chụp trước đợt lạnh vào sáng sớm ngày 7/2 (ảnh trái), những vị trí trên ảnh tối đen như mực thay vì được chiếu sáng rực rỡ.

Tình trạng mất điện diện rộng bắt đầu khi người dân Texas bật máy sưởi, khiến nhu cầu dùng điện tăng mạnh so với mức tiêu thụ thông thường vào mùa đông, gây áp lực cho mạng lưới điện. Texas có công suất điện vào khoảng 67.000 megawatt vào mùa đông, so với 86.000 megawatt trong mùa hè, khi nhiệt độ tăng vọt và nhu cầu sử dụng năng lượng của bang ở mức thấp. Khi hệ thống thời tiết vùng cực tràn qua, 28.000 megawatt điện từ khí tự nhiên, than đá và nhà máy hạt nhân, cùng 18.000 megawatt từ nguồn điện gió và điện Mặt trời bị gián đoạn, do đường ống dẫn khi bị đông cứng và một số turbine ngừng quay. Ở những bang miền bắc lạnh giá, những nguồn năng lượng này được bảo vệ định kỳ trước thời tiết mùa đông và dự trữ sẵn điện trước khi bão tới. Tuy nhiên, Texas không áp dụng các biện pháp chuẩn bị tương tự.

Nhóm nghiên cứu NASA/USRA từng ghi nhận nhiều trường hợp mất điện do bão tuyết, nhưng mất điện ở quy mô lớn như vậy tại một quốc gia phát triển là điều rất khác thường, theo Miguel Román, giám đốc Viện Trái đất từ vũ trụ của USRA. Ông cũng ghi nhận Texas là bang duy nhất có mạng lưới điện riêng so với cả nước để tránh quy định của liên bang.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hai hòn đảo biến mất kỳ lạ, Nhật Bản đang điều tra

Hai hòn đảo biến mất kỳ lạ, Nhật Bản đang điều tra

Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) và các cơ quan chức năng liên quan đang vào cuộc tìm hiểu sau khi hai hòn đảo của họ biến mất lạ lùng.

Đăng ngày: 21/02/2021
Khủng hoảng bão tuyết: Người dân Texas khốn đốn chống chọi với lạnh giá

Khủng hoảng bão tuyết: Người dân Texas khốn đốn chống chọi với lạnh giá

Hàng trăm nghìn người dân Texas đang vật lộn với sự lạnh giá của băn tuyết cũng như tình trạng thiếu điện và nước trong ngày thứ năm liên tiếp.

Đăng ngày: 20/02/2021
Biển Đông sắp đón cơn bão đầu tiên trong năm mới

Biển Đông sắp đón cơn bão đầu tiên trong năm mới

Dự báo bão Dujuan có khả năng mạnh lên và đi vào Biển Đông trong khoảng ngày 22- 23/2, trở thành bão số 1 năm 2021 trên vùng biển này.

Đăng ngày: 19/02/2021
Nhựa dưới đáy đại dương trở thành nơi sinh sống của nhiều sinh vật biển

Nhựa dưới đáy đại dương trở thành nơi sinh sống của nhiều sinh vật biển

Các nhà khoa học từ Đại học Hạ Môn và Học viện Khoa học Hải Nam, Trung Quốc cho rằng nhựa, trước đó vốn được coi là cực kỳ nguy hiểm đối với sinh vật biển, có thể trở thành ngôi nhà cho chúng.

Đăng ngày: 19/02/2021
Giải pháp đưa chất thải hữu cơ trở lại chuỗi thức ăn

Giải pháp đưa chất thải hữu cơ trở lại chuỗi thức ăn

Một công ty ở Indonesia đang sử dụng ấu trùng ruồi lính đen để chuyển đổi chất thải hữu cơ thành thức ăn chất lượng cao cho ngành chăn nuôi.

Đăng ngày: 18/02/2021
Giải pháp biến nhựa thành graphene siêu bền

Giải pháp biến nhựa thành graphene siêu bền

Vật liệu graphene chế tạo từ nhựa giúp giảm chi phí sản xuất và ô nhiễm môi trường, ứng dụng trong nghiên cứu, xây dựng.

Đăng ngày: 17/02/2021
Khẩu trang y tế đã qua sử dụng có thể được tái chế để làm đường

Khẩu trang y tế đã qua sử dụng có thể được tái chế để làm đường

Các nhà khoa học tại Đại học RMIT đã nghiên cứu thành công phương pháp xử lý lượng khẩu trang y tế khổng lồ bị thải ra môi trường mỗi ngày trong suốt năm qua.

Đăng ngày: 14/02/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News