Thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất còn ở phía trước

Động đất, sóng thần, siêu bão dồn dập tàn phá Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương suốt tuần qua khiến hàng ngàn người thiệt mạng, nhưng các nhà khoa học cảnh báo đây chưa phải là thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất.

Nhà địa chất học người Mỹ Kerry Seih thuộc Đại học Nanyang Singapore dự báo thảm họa tồi tệ nhất ở Sumatra (Indonesia) sẽ xảy ra trong tương lai khi những đợt sóng khổng lồ cao tới 10 m quét vào bờ biển trong vòng ít phút. “Nó có thể xảy ra ngay ngày mai, năm tới hoặc trong 30 năm tới”, giáo sư Seih phát biểu với tờ Bild (Đức).

Tờ The Age dẫn lời các nhà địa chất học cho rằng dải địa tầng nằm dưới Australia bị đẩy về phía châu Á khoảng bảy centimét mỗi năm; trong khi đó địa tầng ở Thái Bình Dương hướng về phía Australia với tỷ lệ khoảng 10 cm mỗi năm.

Thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất còn ở phía trước

Cứu hộ nạn nhân động đất ở Padang (Indonesia)  (Ảnh: AP)

Sự gãy vỡ do quá trình xô đẩy lẫn nhau của các dải địa tầng đã và đang gây ra những trận động đất mạnh. Nhà địa chấn học Seih ví von hiện tượng trên giống như việc đấm vào mặt một con hổ đang ngủ.

Tờ Bild dẫn lời giáo sư Seih đề cập đến kịch bản đáng sợ: “Kiến tạo địa tầng trên đột nhiên bị sụp xuống 10 m trong vài giây. Sức ép này tạo ra hàng loạt trận động đất”.

Nhà địa chất học John McCloskey thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học môi trường ở Bắc Ireland phát biểu trên tờ New Scientist rằng trận động đất vừa tàn phá thành phố Padang (đảo Sumatra, Indonesia) khiến hơn một nghìn người chết chỉ là sự cảnh báo về một thảm họa tồi tệ hơn sẽ ập đến.

Ông McCloskey đưa ra hơn 125 kịch bản động đất, sóng thần sẽ tấn công Padang. Nhà địa chất học nổi tiếng này cũng dự báo 25 phần trăm đợt sóng thần tấn công Padang có độ cao trên năm mét và cao nhất là 12m.

Tuy nhiên, ông McCloskey khẳng định nếu cải thiện công tác dự báo và được chuẩn bị tốt hơn, thiệt hại ở Padang sẽ không lớn như vậy.

Các nhà khoa học cũng cảnh báo thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất còn có thể xảy ra tại nhiều khu vực khác trên thế giới. Trả lời tờ Bild, giáo sư Rainer Kind thuộc Trung tâm Nghiên cứu địa lý ở Potsdam (Đức) khẳng định những trận động đất lớn có thể xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ trong những năm tới do sự đứt gãy của vỏ trái đất ở Đông Bắc Anatolia.

Toàn bộ khu vực Địa Trung Hải, từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Tây Tạng đều gặp nguy hiểm”, giáo sư Kind cảnh báo.

Các nhà khoa học cho rằng các phương pháp hiện đại nhất hiện nay vẫn chưa thể dự báo chính xác khi nào sẽ xảy ra động đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News