Tham quan khung cảnh bên trong trạm không gian quốc tế ISS

Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (ESA) vừa phát hành một bức ảnh panorama tương tác cho phép chúng ta có thể tham quan bên trong nội thất của trạm không gian vũ trụ quốc tế ISS.

Khung cảnh bên trong trạm không gian quốc tế ISS

Trong đó, chúng ta có thể phóng to, thu nhỏ, nhìn lên, xuống, quay 360 độ như đang đứng bên trong ISS vậy. Bức ảnh được cung cấp theo đường dẫn tại đây (ESA), các bạn click vào, chờ tải xong là đã có thể tham quan rồi nhé.

Đây cảnh quan bên trong phòng thí nghiệm Columbuas, một trong những mô đun quan trọng và có đóng góp lớn nhất trong công tác nghiên cứu của ISS. Mô đun này được mang lên ISS vào năm 2008 bởi tàu con thoi Atlantis và trở thành mô đun vĩnh viễn tại đó. Để có được sản phẩm lần này, phi hành gia Samantha Cristoforetti đã chụp lại khoảng không gian 75 mét khối trong mô đun Columbus với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ nghiên cứu. Khoảng 15 bức ảnh mắt cá đã được chụp, sau đó ghép lại với nhau thành bức panorama hoàn thiện.

ISS từ lâu đã được xem như tiền đồn xa nhất của nhân loại, đại diện cho khát vọng khám phá và hiểu biết. Tuy vậy, trước giờ chỉ một số ít người mới có đặc quyền nhìn thấy chi tiết quan cảnh bên trong của nó. Do đó, ESA quyết định công bố hình ảnh nội thất bên trong của ISS và sắp tới sẽ còn nhiều mô đun khác được công bố, thông tin cũng được cung cấp nhiều hơn để tất cả mọi cư dân trên Trái Đất đều có dịp tham quan. Mặc dù với màn hình máy tính, chúng ta không thể cảm nhận được tình trạng lơ lửng không trọng lực, nhưng ESA hy vọng rằng các bức ảnh chẳng những cho một cái nhìn toàn cảnh về cuộc sống của các phi hành gia trên ISS, đặc biệt là sự chật chội, đầy trang thiết bị công nghệ cao trên đây.

Hy vọng rằng sau này ESANASA sẽ tiếp tục thực hiện ý tưởng này, giúp chúng ta có thể hiểu được phần nào cuộc sống nghiên cứu của các phi hành gia trên vũ trụ. Đây chỉ mới là bức ảnh tĩnh, có thể trong tương lai khi mà công nghệ VR và các công nghệ khác đã phát triển mạnh, họ sẽ cho chúng ta những hình ảnh toàn cảnh, theo thời gian thực và tương tác được trên ISS thì sao? Thật đáng để mong chờ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Những điều ít biết về các phi hành gia

Những điều ít biết về các phi hành gia

Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Đăng ngày: 21/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News