Thần đồng 16 tuổi tuyên bố tìm ra cách chữa ung thư vú

Krtin Nithiyanandam người Anh vừa tuyên bố tìm ra cách chữa ung thư vú âm tính với 3 thụ thể nội tiết, một trong những loại ung thư vú nguy hiểm nhất hiện nay.

Krtin Nithiyanandam là người giành chiến thắng của cuộc thi Google Science Fair năm 2015 nhờ phương pháp phát hiện sớm bệnh Alzheimer. Sau thành công đó, người được ví như thần đồng 16 tuổi tiếp tục sử dụng phòng thí nghiệm của trường để nghiên cứu liệu pháp chữa căn bệnh này. Bên cạnh đó, Krtin còn tìm hiểu thêm về cách chữa bệnh ung thư vú.

Theo Telegraph, khoảng 7.500 phụ nữ mỗi năm được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú âm tính với 3 thụ thể nội tiết, một loại bệnh mà không đáp ứng với thuốc điều trị. Loại ung thư vú này khó khăn để điều trị và nhiều khả năng tái phát hơn các loại ung thư vú khác.


Krtin Nithiyanandam. (Ảnh: Geoff Pugh).

Ung thư vú âm tính với thụ thể nội tiết nhiều khả năng xảy ra trước tuổi 40 hoặc 50, trong khi các bệnh ung thư vú khác thường xảy ra ở độ tuổi 60 trở lên. Loại ung thư này không thể được điều trị bằng thuốc ngăn chặn estrogen. Như vậy, các phương pháp điều trị duy nhất còn lại là phẫu thuật và thuốc hóa trị liệu chuẩn. Trong khi hóa trị có hiệu quả cho nhiều bệnh ung thư vú âm tính với ba thụ thể, một số loại có khả năng kháng thuốc hóa trị hoặc nhanh chóng tái phát sau khi hóa trị kết thúc.

Mới đây, thần đồng 16 tuổi tuyên bố rằng đã tìm ra phương pháp chữa căn bệnh này. "Phần lớn các loại ung thư đều có thụ thể trên bề mặt liên kết với các loại thuốc điều trị. Tuy nhiên, ung thư vú âm tính với thụ thể nội tiết không có thụ thể, dẫn đến tình trạng thuốc không có tác dụng", Krtin nói.

Krtin muốn phát triển phương pháp điều trị dựa trên nguyên tắc đưa ung thư về giai đoạn có thể điều trị được. Theo nhà khoa học trẻ, chìa khóa chống lại căn bệnh này đó là protein ID4. Protein ID4 có khả năng ngăn chặn sự phân hoá của các tế bào gốc ung thư không biệt hóa (một hình thức giúp làm chậm quá trình tăng trưởng và nhân lên của các tế bào ác tính). Vì vậy, cần phải khoá ID4 để biệt hoá khối u.

Cậu cũng tìm ra phương pháp vô hiệu hóa các gene sản xuất protein ID4 nhằm đưa bệnh ung thư về giai đoạn ít nguy hiểm hơn. Thần đồng hy vọng những phát hiện này sẽ thu hút sự quan tâm của giới khoa học để dự án tiến xa hơn. Nếu thành công, đây sẽ là bước ngoặt quan trọng, đóng góp lớn cho y học thế giới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần

Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần

Là cây rau quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày, rau cần nước còn là vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh mà ít ai biết.

Đăng ngày: 27/06/2025
Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí

Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí

Say nắng, say nóng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm...

Đăng ngày: 26/06/2025
Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung

Nếu bị ung thư cổ tử cung, chị em có thể có những dấu hiệu khác thường như đau vùng chậu, chảy máu âm đạo bất thường...

Đăng ngày: 26/06/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 25/06/2025
Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị thủy đậu

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị thủy đậu

Việc ăn uống đúng cách sẽ giúp người bệnh mau hồi phục sức khỏe, tránh biến chứng khi bị thủy đậu.

Đăng ngày: 25/06/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 23/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News