Thằn lằn đứt đuôi rồi mọc lại: Khả năng khiến nhân loại phải ghen tị này hóa ra là sự đánh đổi cực lớn

Các loài thằn lằn có thể mọc lại đuôi, thậm chí là tứ chi. Nhưng khả năng đó không vô hạn.

Thằn lằn là một loài vật có nhiều đặc điểm không hoàn hảo trong tự nhiên. Xét về góc độ là những kẻ săn mồi thì chúng nhanh kinh khủng, nhưng cũng rất dễ trở thành con mồi của kẻ khác vì vẻ ngoài nhỏ bé, yếu đuối.

Để bù lại, rất nhiều loài thằn lằn đã tiến hóa để sở hữu khả năng sinh tồn hết sức ấn tượng: tự rụng đuôi nhằm thoát thân. Đây là một khả năng khiến loài người cực kỳ ghen tỵ, vì thằn lằn có thể mọc lại đuôi, thậm chí là cả chân nếu chẳng may có mất đi, và mọc lại bao nhiêu lần cũng được.

Thằn lằn đứt đuôi rồi mọc lại: Khả năng khiến nhân loại phải ghen tị này hóa ra là sự đánh đổi cực lớn
Dù có thể mọc lại bộ phận đã mất, chúng phải đổi lại bằng tuổi thọ của chính mình.

Tuy nhiên theo một nghiên cứu mới đây, khả năng "bá đạo" của thằn lằn thực chất lại là một sự đánh đổi. Dù có thể mọc lại bộ phận đã mất, chúng phải đổi lại bằng tuổi thọ của chính mình.

Cụ thể, các chuyên gia từ ĐH Tasmania (Úc) nhận ra rằng khi thằn lằn mọc lại phần mô đã mất, chúng cũng mất đi chuỗi telomere trong đó. Đây vốn là các vòng ADN tại đầu mút của nhiễm sắc thể (NST), có vai trò bảo vệ mã di truyền. Tuy nhiên, telomere sẽ ngắn dần qua thời gian, khiến tế bào mất đi chức năng và dễ nhiễm bệnh. Hay nói cách khác, telomere có thể xem là dấu hiệu quy định tuổi thọ của chúng ta.

Theo Luisa Fitzpatrick, chuyên gia đứng đầu nghiên cứu, thằn lằn khi mọc lại đuôi có dấu hiệu mất đi telomere trong tế bào - cụ thể với loài thằn lằn Niveoscincus ocellatus. Trên thực tế, thằn lằn có khả năng tự kéo dài telomere trên NST - tức là tự kéo dài tuổi thọ. Nhưng lúc mất đuôi thì khả năng này cũng mất đi, cho đến khi cái đuôi hình thành.

Fitzpatrick cho biết kết quả này không giống như giả thuyết cô và cộng sự đưa ra. Trước đó họ cho rằng quá trình mọc lại đuôi sẽ khiến các vòng telomere ngắn đi, chứ không nghĩ rằng thằn lằn có cơ chế tự "bảo trì" và nới rộng telomere hơn. "Đây là điều không thể thấy ở các loài thú và con người".

Dù vậy, đây vẫn là một sự đánh đổi. Khi muốn mọc đuôi, cơ thể thằn lằn sẽ kích thích quá trình trao đổi chất và phân chia tế bào, đẩy các vòng telomere vào trạng thái cực kỳ căng thẳng, khiến tuổi thọ của chúng thực sự đã rút ngắn lại.

Theo Fitzpatrick, kết quả nghiên cứu này có thể áp dụng vào các kiến thức khác về sự lão hóa của con người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài cá chỉ mất 20 ngày để chuyển giới từ cái thành đực

Loài cá chỉ mất 20 ngày để chuyển giới từ cái thành đực

Một loài cá bàng chài chỉ mất 20 ngày để chuyển sang màu sắc của con đực, mọc tinh hoàn và sẵn sàng giao phối với cá cái khác.

Đăng ngày: 12/07/2019
Đâu là lí do sâu xa mà các loài vật được chọn để thuần hóa?

Đâu là lí do sâu xa mà các loài vật được chọn để thuần hóa?

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao tổ tiên chúng ta lại chọn một số loài nhất định như ta thấy ngày nay để thuần hóa – chứ không phải là những loài khác chưa?

Đăng ngày: 12/07/2019
Loài giun 41.000 năm tuổi đang sống lại từ băng giá

Loài giun 41.000 năm tuổi đang sống lại từ băng giá

Các loại vi khuẩn và động vật đa bào đang dần hồi sinh khi băng ở cực bắt đầu tan chảy. Một trong những mẫu vật có tuổi thọ lên tới 41.000 năm.

Đăng ngày: 10/07/2019

"Lợn đội lốt cừu" ba lần thoát khỏi lò mổ

Con lợn đực hiếm có bộ lông xoăn tít như lông cừu không chỉ nhiều lần thoát chết mà còn tìm được "bạn gái" sau khi đến khu bảo tồn.

Đăng ngày: 10/07/2019
Các nhà khoa học tìm ra cách tính tuổi thọ của các loài động vật

Các nhà khoa học tìm ra cách tính tuổi thọ của các loài động vật

Các nhà di truyền học Tây Ban Nha chứng minh rằng chiều dài lelomere (trình tự lặp lại của DNA ở các đầu mút nhiễm sắc thể) phản ánh tuổi thọ trung bình không chỉ của con người, mà của mọi cư dân trên hành tinh chúng ta.

Đăng ngày: 10/07/2019
Bạn đã bao giờ thấy một con tôm lột xác chưa? Nó ấn tượng thế này cơ mà!

Bạn đã bao giờ thấy một con tôm lột xác chưa? Nó ấn tượng thế này cơ mà!

Video tôm lột xác quay tại Việt Nam nhưng ấn tượng đến mức lên cả báo nước ngoài.

Đăng ngày: 08/07/2019
Vì sao chất thải của chim có màu trắng?

Vì sao chất thải của chim có màu trắng?

Axit uric do thận bài tiết là nguyên nhân khiến chất thải của chim có màu trắng.

Đăng ngày: 07/07/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News