Thằn lằn ngắt đuôi để trở thành diễn viên nhào lộn

Nếu bạn đã từng thử bắt một con thằn lằn, bạn sẽ thấy đó là một công việc khó khăn bởi loài vật này có hệ thống tự cắt khẩn cấp để lẩn trốn. Đơn giản là chúng tự ngắt phần đuôi của mình để đánh lạc hướng kẻ săn mồi trong khi chúng chạy trốn. Theo Gary Gillis thuộc trường Mount Hokyoke, Hoa Kỳ, khoảng 50% cá thể thằn lằn có khả năng đánh đổi một phần đuôi của bản thân để có thể trốn thoát.

Điều này khiến Gillis băn khoăn tự hỏi sự mất mát này có ảnh hưởng gì đến khả năng hoạt động và sự sống sót của thằn lằn hay không. Đặc biệt là những con thằn lằn cư ngụ trên cây làm thế nào để đối phó với sự mất mát này. Cộng tác với sinh viên thuộc đại học Lauren Bonvini, Gillis nghiên cứu hoạt động nhảy của những con thằn lằn để quan sát khả năng thích nghi của chúng khi không có đuôi.

Dựng nên khu vực nhảy bằng hộp và giấy báo, hai nhà nghiên cứu nhẹ nhàng khuyến khích con thằn lằn Anolis carolinensis nhảy từ bệ cao 11cm trong khi họ quay lại cảnh tượng này. Những con thằn lằn thực hiện động tác này khá tốt, chúng nhảy bằng cách đẩy mạnh chân sau và đáp xuống một cách nhẹ nhàng. Khoảng cách đo được nằm trong khoảng 14,9 đến 29,9 cm.

Thằn lằn ngắt đuôi để trở thành diễn viên nhào lộn
Khi thằn lằn tự ngắt đuôi để thoát khỏi kẻ săn mồi, tốc độ và sự nhanh nhạy của nó bị giảm sút. (Ảnh: Cao đằng Mount Holyoke).

Tuy nhiên những con vật này thực hiện hoạt động nhảy như thế nào khi không có đuôi. Bonvini kích thích những con thằn lằn tự ngắt đuôi bằng cách nắm chúng, giống như hành động của kẻ săn mồi, rồi tác động khiến những con bò sát không đuôi này nhảy. Trong khi đó, Gillis ghi lại mọi thứ trên máy quay. Ngay khi con thằn lằn đầu tiên nhảy, Gillis đã nhận thấy có điều gì đó khác biệt. Ông cho biết: “Nó trông rất kỳ lạ, con vật đột nhiên trở nên không rõ nét khi chúng nhảy. Tôi gọi Lauren lại và nói “ông sẽ không thể tin được điều này”. Tua chậm lại cú nhảy của con vật, hai người thấy rằng con vật bị ngã về phía sau và phần cơ thể còn lại quật theo nhiều hướng. Quan sát những con thằn lằn không đuôi khác, có thêm 3 con lộn ngược ra đằng sau, mặc dù 2 con khác dường như có thể kiểm soát được chuyển động của mình.

Cộng tác với Duncan Irschick để phân tích những cú nhảy của thằn lằn, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng khi những con thằn lằn nhảy lên, mọi thứ vẫn giống hệt như trước khi chúng mất đuôi. Mọi việc bắt đầu chệch hướng khi chúng kết thúc giai đoạn nhảy. Những con thằn lằn bắt đầu lộn ngược ra sau hơn 30 độ, một số lộn ngược quá xa khiến chúng tiếp đất bằng lưng. Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy rằng khi những con vật nhảy lên, chúng nâng phần cuối của đuôi lên, trong khi phần còn lại kéo lê trên mặt đất như là để cố gắng giữ thăng bằng.

Gillis nhận định: “Nếu nhảy và tiếp đất có vai trò quan trọng đối với thằn lằn, chúng thực sự bị tổn hại nặng nề. Việc đáp xuống một cành cây là hoàn toàn không thể khi chúng bị lộn ngược về phía sau. Để trốn thoát kẻ thù, thằn lằn phải trả một cái giá đắt”.

Vậy làm thế nào loài vật này sử dụng đuôi để đảm bảo việc tiếp đất an toàn? Gillis không chắc chắn liệu có phải những con thằn lằn hướng đuôi xuống khi nhảy để tránh bị lộn vòng, hoặc việc kéo lê đuôi trên mặt đất giúp cho việc tiếp đất ổn định. Ông cũng muốn tìm hiểu thêm về việc làm thế nào loài vật này điều chỉnh để sống mà không có đuôi, và sau khi đuôi đã mọc trở lại.

Tham khảo:
Gillis, G.B., Bonvini, L.A. and Irschick, D.J. Losing stability: tail loss and jumping in the arboreal lizard Anolis carolinensis. Journal of Experimental Biology, 2009; 212 (5): 604 DOI: 10.1242/jeb.024349

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Theo Sputnik, dân làng ở Indonesia đã giúp giải cứu con trăn khổng lồ dài tới 10 mét trên đường Axis 10 dẫn đến thành phố Palopo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News