Thằn lằn rồng cái chuyển giới sau khi con đực chết
Hai con thằn lằn rồng cái chuyển từ quan hệ đối địch sang hòa thuận khi một trong số chúng phát triển đặc điểm của con đực.
Thủy cung Sea Life ở Melbourne từng nuôi một con thằn lằn rồng Boyd đực và hai cá thể cái cùng loài. Không lâu sau khi con đực chết, các nhân viên phát hiện một số thay đổi khác thường ở một trong hai con thằn lằn rồng cái. Sau khi quan sát cẩn thận, họ kết luận nó đang thay đổi giới tính, điều chưa bao giờ được ghi nhận trước đây ở bò sát trưởng thành.
Thằn lằn rồng Boyd.
Thằn lằn rồng Boyd là loài thằn lằn nhỏ sống trên cây trong rừng mưa phía bắc bang Queensland. Trước khi thay đổi giới tính, con thằn lằn rồng cái từng giao phối với con đực và đẻ trứng, giúp nhân viên thủy cung xác nhận giới tính của nó. Tuy nhiên, giờ đây nó đã ngừng đẻ trứng và phát triển nhiều đặc điểm của con đực, bao gồm tinh hoàn.
Nhân viên Tom Fair cho biết hai con thằn lằn rồng cái có sự cạnh tranh mạnh mẽ trong nhiều năm, dù một con chiếm ưu thế rõ rệt. "Điều đầu tiên khiến chúng tôi chú ý tới sự thay đổi là hai con vật bắt đầu trở nên hòa thuận, ở cùng cành cây thay vì ở hai đầu của bể, nhìn chằm chằm vào nhau", Fair cho biết.
Đó có thể là kết quả sau cái chết của con đực hoặc do chuyển sang chuồng mới cùng lúc đó. Tuy nhiên, các nhân viên thủy cung quan sát thấy con thằn lằn rồng chiếm ưu thế tiếp tục phát triển, dù trước đó đã đạt trọng lượng thường thấy ở cá thể cái là 100 g. Hơn thế, chiếc mào của nó trở nên dày hơn, điểm khác biệt dễ nhận thấy giữa con đực và con cái ở loài này.
Quá trình xảy ra rất chậm, nhưng con thằn lằn rồng giờ đây đã nặng 160 g, trọng lượng phổ biến ở con đực. "Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra siêu âm để xác định những cơ quan sinh sản ở con vật. Điều bất ngờ là chúng tôi phát hiện nó không còn bất kỳ mô buồng trứng, thay vào đó là tinh hoàn trưởng thành. Chúng tôi nghĩ đây là lần đầu tiên hiện tượng chuyển giới xảy ra ở thằn lằn rồng Boyd", Fair nói.
Thủy cung không có nguồn lực để kiểm tra di truyền của con thằn lằn rồng nhằm xem xét liệu nó có nhiễm sắc thể bất thường hay không, hay đây là phản ứng tiến hóa khi cá thể cái không có con đực bên cạnh. Fair cho biết thủy cung đang bàn bạc về việc tiến hành kiểm tra với các nhà khoa học. Trong khi đó, cá thể cái còn lại vẫn đẻ trứng thường xuyên và nhân viên thủy cung đang kiểm tra xem có quả trứng nào được thụ tinh hay không, cũng như theo dõi hành vi giao phối giữa hai con vật.

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)
Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)
Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?
Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét
Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.
