Thằn lằn thay đổi thói quen ăn uống khi khí hậu tăng 2 độ C

Thằn lằn thường sống bằng chế độ ăn côn trùng, bao gồm cả côn trùng ăn thực vật như dế, cũng như côn trùng ăn thịt như nhện và bọ cánh cứng. Theo một công bố ngày 30/10, nhiệt độ chỉ ấm lên 2 độ C, thằn lằn đã thay đổi thói quen ăn uống, chuyến sang ăn nhiều côn trùng săn mồi.

Thằn lằn thay đổi thói quen ăn uống khi khí hậu tăng 2 độ C
Thằn lằn đổi thói quen, ăn nhiều côn trùng săn mồi khi nhiệt độ tăng lên.

Trưởng nhóm nghiên cứu Elvire Bestion nói với AFP rằng cô rất ngạc nhiên với kết quả nghiên cứu này. "Sự thay đổi chế độ ăn uống có liên quan đến sự sống sót thấp hơn của thằn lằn trưởng thành, tuy nhiên thật khó để nói chính xác tại sao là như vậy", cô viết trong một email.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra khi nhiệt độ nóng hơn, có rất ít côn trùng săn mồi bò xung quanh, nhưng thằn lằn vẫn thay đổi thói quen thích chúng hơn các loài côn trùng ăn thực vật.

Cô Bestion cho rằng: "Một trong những giả thuyết của chúng tôi là ở vùng khí hậu ấm hơn, thằn lằn cần con mồi bổ dưỡng hơn để đáp ứng nhu cầu của chúng và chuyển chế độ ăn sang chế độ ăn nhiều động vật không xương sống ăn thịt".

Điều này làm tăng sự cạnh tranh giữa các loài thằn lằn đối với thực phẩm ưa thích.

Thằn lằn thay đổi thói quen ăn uống khi khí hậu tăng 2 độ C
Sự thay đổi thói quen ăn uống của thằn lằn có thể phá vỡ chuỗi thức ăn khi nhiệt độ nóng lên.

Một phát hiện đáng chú ý khác là khi chế độ ăn của thằn lằn thay đổi, hệ vi khuẩn đường ruột của chúng trở nên ít đa dạng hơn, có thể dẫn đến tỷ lệ sống của thằn lằn thấp hơn.

"Hệ vi sinh vật đường ruột được liên kết với rất nhiều chức năng quan trọng, bao gồm tiêu hóa hoặc miễn dịch", Bestion nói.

Điều quan trọng, nghiên cứu, được công bố trong Kỷ yếu của Hiệp hội Hoàng gia B (Proceedings of the Royal Society B) cũng cho thấy rằng sự thay đổi chế độ ăn của bò sát sang côn trùng ăn thịt có thể phá vỡ thói quen ăn uống trong chuỗi thức ăn.

Nhà khoa học Bestion nói: "Chúng tôi thấy các cơ chế tác động của biến đổi khí hậu phức tạp hơn chỉ là tác động của nhiệt độ lên một con vật".

Giữ nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 2 độ C là nỗ lực được nhắm đến trong Thỏa thuận chung Paris tại Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2015.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài vật nửa hươu nửa chuột lần đầu tái xuất sau 30 năm tại Việt Nam

Loài vật nửa hươu nửa chuột lần đầu tái xuất sau 30 năm tại Việt Nam

Những sinh vật nhỏ có hình thù nửa hươu nửa chuột đã xuất sau hơn ba thập kỷ được cho là biến mất ở miền Nam Việt Nam, phát hiện mới nhất này đã khiến các nhà sinh vật học trên khắp thế giới vô cùng phấn khích.

Đăng ngày: 12/11/2019
Chế tạo sừng tê giác giả để cứu tê giác thật

Chế tạo sừng tê giác giả để cứu tê giác thật

Các nhà khoa học đã chế tạo thành công một loại sừng tê giác giả bằng lông ngựa với mục đích làm rối loạn thị trường mua bán sừng tê giác và bảo vệ loài vật này khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

Đăng ngày: 11/11/2019
Cá chép có khuôn mặt giống người

Cá chép có khuôn mặt giống người

Con cá chép vàng bơi dưới nước có nhiều vệt đen trên mặt tương tự mắt, mũi và miệng của con người.

Đăng ngày: 11/11/2019
“Xã hội chim” phức tạp đầu tiên trên thế giới

“Xã hội chim” phức tạp đầu tiên trên thế giới

Nhiều loài động vật mang tính xã hội, nhưng chỉ một số ít có những gì mà các nhà sinh vật học gọi là xã hội phức tạp.

Đăng ngày: 07/11/2019
Đây là loài chim được mệnh danh là

Đây là loài chim được mệnh danh là "thánh tán gái" của thế giới động vật

Ở Australia tồn tại một loài chim có kĩ năng quyến rũ "bạn tình" vô cùng công phu và nghệ thuật.

Đăng ngày: 07/11/2019
“Người sói” phiên bản thật 100%: Thể chất phi thường, hung hăng, tấn công cả gấu Bắc Cực

“Người sói” phiên bản thật 100%: Thể chất phi thường, hung hăng, tấn công cả gấu Bắc Cực

Dù khác biệt về ngoại hình nhưng loài động vật này vẫn sở hữu những tố chất xứng đáng với danh xưng “người sói”, đặc biệt phải kể đến bản tính hung hăng kết hợp cùng cơ thể cường tráng, khiến chúng không hề ngại gây hấn với chó sói, gấu đen và thậm chí là gấu Bắc Cực.

Đăng ngày: 07/11/2019
Hỏi khó: Cá có ngủ không?

Hỏi khó: Cá có ngủ không?

Hầu hết các loài động vật đều có lúc ngủ. Giấc ngủ rất quan trọng vì nó giúp cơ thể và bộ não nghỉ ngơi.

Đăng ngày: 06/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News