Tháng sau, một thiên thạch tiến sát trái đất
Thiên thạch có kích thước tương đương một sân bóng đang bay khá gần Trái đất, và sẽ tiến đến khoảng cách gần nhất với hành tinh chúng ta vào giữa tháng sau.
Thiên thạch 2012 DA14 rộng khoảng 40m, trọng lượng 130.000 tấn, đang bay với tốc độ 6,3km/giây, và sẽ chỉ cách trái đất 27.000km vào ngày 15/2. Nếu va chạm với Trái đất thì nó sẽ gây ra một vụ nổ lớn tương đương 2.500 triệu tấn, tương đương vụ nổ Tungunska ở Siberia năm 1908.
Tuy nhiên, các nhà khoa học dự đoán thiên thạch 2012 DA14 sẽ không va chạm với trái đất trong năm nay, và có lẽ là không bao giờ. Dù vậy, thiên thạch này sẽ giúp các nhà thiên văn học được nghiên cứu kỹ hơn, và giúp người bình thường có cơ hội nhìn thấy thiên thạch bay rất gần Trái đất.
Đường đi của thiên thạch 2012 DA14 sẽ cắt quỹ đạo đồng bộ của Trái đất vào ngày 15/2
2012 DA14 được phát hiện vào ngày 22/2/2012 bởi đài thiên văn LaSagra đặt trên dãy núi Andalusia, miền nam Tây Ban Nha.
Vào ngày 15/2, thiên thạch này sẽ đi qua Trái đất rất nhanh, theo hướng từ tây nam lên đông bắc, có thể được quan sát trong bầu trời đêm ở hầu hết châu Âu, Á, Phi và Australia. Từ những khu vực này, thiên thạch sẽ hiện ra sáng nhất, nên những người mắt tinh có thể quan sát mà không cần thiết bị trợ giúp.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.
