Tháng sinh có tác dụng lên hệ miễn dịch
Sự phát triển của hệ miễn dịch ở các bé sơ sinh và mức vitamin D thay đổi tùy thuộc vào tháng sinh, một nghiên cứu mới đây cho biết.
Các nhà khoa học tại Queen Mary, Đại học London và trường Đại học Oxford đã cung cấp cơ sở sinh học để lý giải tại sao một số người có nguy cơ phát triển các bệnh đa xơ cứng (Multiple Sclerosis - MS) do ảnh hưởng của tháng sinh. Nghiên cứu này cũng hỗ trợ các nghiên cứu sâu hơn về lợi ích của việc bổ sung vitamin D trong suốt thai kỳ.
Khoảng 100.000 người ở Anh có bệnh đa xơ cứng, một tình trạng thần kinh vô hiệu do hệ miễn dịch của chính cơ thể gây tổn hại cho hệ thần kinh trung ương. Điều này gây trở ngại cho quá trình truyền tải thông tin giữa não và các bộ phận khác của cơ thể, gây ra các vấn đề về tầm nhìn, kiểm soát cơ bắp, thính giác và trí nhớ.
Sự phát triển của MS được cho là kết quả của một sự tương tác phức tạp giữa gene và môi trường.
Một vài nghiên cứu dân số cho rằng, tháng sinh của bạn có thể tác động lên nguy cơ phát triển MS của bạn. Hiệu ứng tháng sinh và MS có bằng chứng rất rõ ràng ở Anh, nơi mà nguy cơ chứng bệnh MS đỉnh điểm ở những người sinh ra trong tháng 5 và thấp nhất ở những người sinh ra trong tháng 11. Khi vitamin D được hình thành bởi da khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, tác động của tháng sinh được giải thích như là bằng chứng của vai trò trước khi sinh của vitamin D trong nguy cơ mắc MS.
Trong nghiên cứu này các mẫu máu chiết xuất từ dây rốn của trẻ sơ sinh, được lấy từ 50 trẻ sinh ra trong tháng 11 và 50 trẻ sinh ra vào tháng 5 trong các năm từ 2009 đến 2010 tại London.
Các nhà khoa học đã phân tích và đánh giá mức vitamin D và mức các tế bào T tự phản ứng (Autoreactive T-cell). Tế bào T là những tế bào máu màu trắng (bạch cầu), đóng một vai trò quan trọng trong phản ứng miễn dịch của cơ thể. Bạch cầu có chức năng xác định và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, chẳng hạn như các virus. Tuy nhiên một số bạch cầu là “tự phản ứng” và có khả năng tấn công cả các tế bào của cơ thể, gây ra các bệnh tự miễn và cần được loại bỏ bởi hệ miễn dịch trong quá trình phát triển của nó.
Công việc xử lý các bạch cầu này được thực hiện bởi các tuyến ức, một cơ quan chuyên biệt thuộc hệ miễn dịch nằm trong khoang ngực.
Các kết quả cho thấy những trẻ sinh ra trong tháng 5 có nồng độ vitamin D cần thiết thấp hơn (khoảng 20% so với những trẻ sinh trong tháng 11) và mức bạch cầu tự phản ứng (gần gấp đôi), so với những trẻ sinh trong tháng 11.
Đồng tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ Sreeram Ramagopalan, một giảng viên trong khoa học thần kinh tại Barts, trường Y và Nha khoa London, một bộ phận của Queen Mary cho biết, mức bạch cầu tự phản ứng cao hơn có thể tác động lên cơ thể, điều này giải thích tại sao các bé sinh ra trong tháng 5 có nguy cơ phát triển MS cao hơn.
“Các mối tương quan với vitamin D cho thấy đây có thể là nguồn gốc của hiệu ứng này. Cần phải có các nghiên cứu dài hạn để đánh giá hiệu ứng của việc bổ sung vitamin D ở các phụ nữ mang thai, tác động sau đó lên sự phát triển của hệ miễn dịch và nguy cơ MS và các bệnh tự miễn khác”.