Thanh kiếm lâu đời nhất thế giới được phát hiện trong bảo tàng Venice
Thanh kiếm này cực hiếm, không giống với hầu hết các vũ khí cổ đại trên thế giới, được chế tạo vào khoảng năm 3000 TCN từ miền đông Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, thanh kiếm trước đó đã bị hiểu sai và trưng bày như một phần trong bộ sưu tập thời trung cổ. Các chuyên gia về vũ khí cổ đại đã đề nghị phân tích thêm để xác định tuổi thật sự của nó.
Thanh kiếm này có thể là một vật thể trong nghi lễ hoặc vũ khí được sử dụng trong chiến đấu.
Thanh kiếm cổ 5.000 năm tuổi.
Vittoria Dall'Armellina thạc sĩ và tiến sĩ tại Đại học Ca 'Foscari ở Venice ngay khi nhìn thấy thanh kiếm được trưng bày cùng các vật phẩm thời trung cổ tại Tu viện Mekhitarist trên đảo Saint Lazarus ở Venice, sau đó đã tiến hành nghiên cứu về nguồn gốc và sự tiến hóa của thanh kiếm ở vùng Cận Đông cổ đại.
Cô cho rằng vũ khí này không giống một vật phẩm thời trung cổ, chúng là một thanh kiếm cổ xưa hơn nhiều, tương tự như những gì cô ấy đã gặp trong các nghiên cứu của mình.
Nó là một trong những vật được tìm thấy trong Cung điện Hoàng gia Arslantepe ở miền đông Thổ Nhĩ Kỳ, có niên đại 5.000 năm trước và là một trong những thanh kiếm lâu đời nhất trên thế giới.
Nhưng khác với một số mẫu vật Arslantepe, thanh kiếm không được trang trí, không có chữ khắc và không có đặc điểm nổi bật.
Thanh kiếm của đảo Saint Lazarus được làm bằng đồng arsenical, một hợp kim thường được sử dụng trước khi đồng được sử dụng rộng rãi.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.
