Thành lập Ủy ban Vũ trụ Việt Nam
Ngày 17/9/2010, Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1720/QĐ-TTg thành lập Ủy ban Vũ trụ Việt Nam.
Ủy ban Vũ trụ Việt Nam là tổ chức tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề liên ngành trong việc thực hiện chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020 (Chiến lược). Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban Vũ trụ Việt Nam là nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về chương trình, kế hoạch và các biện pháp thực hiện Chiến lược cho từng thời kỳ; giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp và đôn đốc các cơ quan liên quan thực hiện Chiến lược; đại diện chính thức cho Việt Nam tại các tổ chức quốc tế về công nghệ vũ trụ; định kỳ 6 tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình hoạt động của Ủy ban Vũ trụ Việt Nam; thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ giữ chức Chủ tịch Ủy ban. Hai Phó chủ tịch Ủy ban gồm Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, một Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ. Các Ủy viên Ủy ban Vũ trụ Việt Nam gồm 1 đại diện Lãnh đạo của các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải; Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ; Viện trưởng Viện Công nghệ vũ trụ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; 3 nhà khoa học thuộc lĩnh vực công nghệ vũ trụ.
Căn cứ yêu cầu thực tiễn, Chủ tịch Ủy ban Vũ trụ Việt Nam có thể mời các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện một số tổ chức chuyên môn về lĩnh vực công nghệ vũ trụ để tư vấn cho Ủy ban. Các thành viên Ủy ban Vũ trụ Việt Nam làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
