Thành tựu vĩ đại của du hành vũ trụ Liên Xô - Nga
Ngày 12/4, ngành du hành vũ trụ Liên Xô - Nga kỷ niệm 50 năm thành lập với những thành tựu vĩ đại được toàn thế giới công nhận.
Kể từ khi nhà du hành vũ trụ Yuri Gagarin lần đầu tiên bay vào quỹ đạo và trở về Trái Đất an toàn (12/4/1961), Đại hội đồng Liên hợp quốc và toàn thể loài người đã lấy ngày 12/4 làm Ngày du hành vũ trụ thế giới.
Trải qua 50 năm từ sự kiện lịch sử đó, loài người đã có một bước tiến lớn trong sự nghiệp khám phá và chinh phục vũ trụ.
Nhà du hành vũ trụ Yuri Gagarin
Các nhà du hành vũ trụ đã sống và làm việc dài ngày trên quỹ đạo gần Trái Đất, nhiều nước đã phóng vệ tinh hoặc các con tàu vũ trụ khác nhau nhằm thám hiểm các hành tinh, đã chuẩn bị để chinh phục Sao Hỏa...
Tuy nhiên, những thành tựu to lớn nhất trong lĩnh vực thăm dò và chinh phục vũ trụ vẫn thuộc về Liên Xô trước đây và Liên bang Nga hiện nay.
Ngoài việc Gagarin trở thành nhà du hành đầu tiên bay vào vũ trụ, các công dân Liên Xô - Nga cũng đã lập nên những thành tích vĩ đại khác như lần đầu tiên ra làm việc ngoài khoảng không vũ trụ (nhà du hành Aleksey Popov), có nữ phi hành gia đầu tiên (Valentina Tereshkova), có chuyến bay dài ngày nhất vào quỹ đạo (Valery Polyakov, 437 ngày đêm), có tổng thời gian làm việc lâu nhất trên quỹ đạo (Sergey Krikalev, 803 ngày đêm qua 6 chuyến bay), có tổng thời gian làm việc ngoài khoảng không vũ trụ lâu nhất (Anatoly Solovjev, 82 giờ qua 16 lần ra bên ngoài không gian), phóng các trạm tự động lên Mặt Trăng, Sao Hỏa và Sao Kim...
Hiện Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) được nâng cấp từ Trạm Hòa Bình của Nga, là bến đậu để các nhà du hành thuộc các nước hàng đầu thế giới lên tiến hành các thí nghiệm - nghiên cứu khoa học và thăm dò, chinh phục vũ trụ vì lợi ích của loài người.

Những thiên tài thuận tay trái
Không ít cô cậu học trò phải khổ sở vì bị bố mẹ và cô giáo bắt tập viết tay phải. Thực ra, có nhiều danh nhân là người thuận tay trái, như hoàng đế Pháp Napoleon, nữ hoàng Victoria, Chủ tịch Cuba Fidel Castro...

Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”
Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng quan sát các thiên thể, chứng minh và phát triển thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ của Côpecnich. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến th&a

Những thiên tài tự học "đỉnh" nhất mọi thời đại
Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.

Cuộc sống lập dị của 11 thiên tài thế giới
Các thiên tài thường có tính cách rất quái dị. Một vài người trong số họ có những thói quen lập dị như sơn móng tay màu hồng, sống phiêu bạt, không ăn đậu,... để tìm kiếm tri thức và theo đuổi những ý tưởng vĩ đại.

Êđixơn - cậu học sinh dốt nát và tâm thần!?
"Vì sao gà mái có thể ấp ra gà con được? Ta có thể ấp ra gà con được không?"... Ồ kìa! Êđixơn đang nằm sấp trên đống rơm ấp gà con. Mọi người biết chuyện đều cười rũ rượi, và coi cậu là một đứa trẻ ngốc nghếch!

Leonardo da Vinci: Nhà khoa học giải phẫu
Leonardo da Vinci nổi danh với những bức họa độc đáo và vô giá trên thế giới. Tuy nhiên, ông còn được biết đến qua những bức vẽ giải phẫu học tỉ mỉ, hiếm hoi và vô cùng chính xác ở thời kỳ đó.
