Tháp thu nước sạch
Thiết bị này có vẻ bề ngoài như một chiếc giỏ hoa xinh xắn làm bằng tre, cao 9,2m. Nó được dùng để thu nhận và cung cấp nước sạch cho các khu vực kém phát triển.
Đây là sản phẩm của một nhà phát minh người Ý. Nó sử dụng một loại vật liệu đặc biệt để ngưng tụ hơi nước trong không khí, với mong muốn cung cấp hiệu quả nguồn nước sạch cho các làng mạc châu Phi.
Ảnh: architectureandvision
Cha đẻ của thiết bị, nhà thiết kế Arturo Vittori nói với tạp chí Wired rằng tháp nước này được thiết kế để cung cấp nước sạch cũng như đảm bảo tính bền vững về môi trường, tài chính và xã hội. Điểm độc đáo của chiếc tháp tre cao hơn 9m này là trong quá trình xây dựng có thể tập huấn tay nghề và chuyển giao cho người dân địa phương. Sau đó những người này sẽ dạy tiếp cho những người dân khác trong làng để tiếp tục phát triển các tháp nước khác.
Mỗi tháp thu nước có chi phí khoảng 550 USD, tốn thời gian chừng 1 tuần để hoàn thiện, cần 4 nhân công và sử dụng vật liệu có sẵn tại địa phương. Daily Mail dẫn lời các nhà thiết kế cho biết tháp nước dùng cho những khu vực không thể đào giếng. Ban đầu dự án này được hình thành cho các vùng miền núi ở Ethiopia, nơi mà phụ nữ, trẻ em phải mất vài giờ đi bộ để lấy nước.
Tháp nước có cấu trúc nhẹ, có thể tự làm rồi chuyển các phần từ nơi này đến nơi khác để lắp ráp vào nhau, không cần phải sử dụng máy móc thiết bị gì đặc biệt. Khung hình tam giác ổn định của nó được thực hiện bằng cách kết nối với tre hoặc sợi tự nhiên, sợi chất dẻo hoặc dây kim loại. Bên trong có một tấm vải đặc biệt có khả năng hấp thu nước ngọt từ không khí, ngưng tụ rồi chiết xuất nó.

Vô tuyến điện do ai phát minh ra?
Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ thế nào nếu như không có vô tuyến điện, nếu như một ngày thôi bạn không được xem ti vi? Việc tiếp nhận thông tin trên vô tuyến đã là một thói quen, một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn.

Lịch sử tàu thủy (phần 1)
Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ tới việc dùng một nguồn năng lực nào không thay đổi và đủ mạnh để thay thế gió. Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ và

Giấy - Ra đời và phát triển
Ngày nay, vò giấy trong tay rồi ném đi không chút thương tiếc bởi ta có biết đâu sau ba ngàn năm từ ngày có những nét những hình đầu tiên được viết nơi hang động, đất sét... cho tới cách đây hai ngàn năm mới chế biến đư

Tia X - Phát hiện vĩ đại của thế kỷ 19
Chắc hẳn không ít người trong số chúng ta đã từng phải đi chụp phim X-Quang. Ngày nay kỹ thuật này được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế và các ngành công nghiệp.

12 phát minh "không tưởng" của Nikola Tesla
"Bác học điên" Nikola Tesla đã có những ý tưởng khó tin về khoa học như: điều khiển thời tiết, khai thác năng lượng vũ trụ, điện không dây...

20 phát minh nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại
La bàn đầu tiên được gọi là "kim chỉ Nam" do người Trung Hoa phát minh rất sớm, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm. Người Trung quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "chỉ Nam" chớ không dùng chữ chỉ Bắc.
