Thất bại của Thomas Edison khi đổ nhà bêtông liền khối

Ước mơ của Thomas Edison là xây hàng loạt nhà giá rẻ chỉ bằng một lần đổ bê tông, nhưng khi thực hiện không thành công.

Cuối thế kỷ 19, giống như nhiều doanh nhân và nhà xây dựng thời đó, Thomas Edison bị tiềm năng của bê tông thu hút. Ông tin rằng bê tông là tương lai và là câu trả lời cho mọi vấn đề về nhà ở.

Thất bại của Thomas Edison khi đổ nhà bêtông liền khối
Thomas Edison giới thiệu một mô hình nhà bê tông. (Ảnh: Amusing Planet).

Tuy nhiên, việc Edison tham gia vào ngành sản xuất xi măng là một tình cờ. Trong 10 năm, Edison đã nghiền quặng sắt không thành công và bán bột thải từ nhà máy nghiền cho các nhà sản xuất xi măng. Đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ những nhà máy nghiền quặng ở Midwest, Edison đã cố gắng duy trì nhà máy của mình bằng vốn từ công ty General Electric rất thành công của ông. Nhưng khi nhận ra mình đang cố gắng làm một việc vô ích, ông quyết định chuyển sang sản xuất xi măng, sử dụng chính chất thải mà ông đang bán cho các đối thủ cạnh tranh.

Năm 1899, Edison thành lập công ty Xi măng Portland Edison và xây dựng một nhà máy khổng lồ ở phía tây New Jersey với các lò quay dài 46 m, lớn nhất thế giới vào thời điểm đó. Trong vòng một thập kỷ, công ty đã trở thành nhà sản xuất xi măng lớn thứ 5 thế giới. Nhóm nghiên cứu của Edison liên tục cải tiến quy trình sản xuất xi măng và ông cũng không ngừng đăng ký sáng chế cho các cải tiến này. Tổng cộng, Edison nắm giữ 49 sáng chế liên quan đến sản xuất xi măng.

Ông đã đăng ký sáng chế cho quy trình đúc nhà chỉ với một lần đổ liên tục thay vì đổ từng tầng một. Ngoài tường và sàn, Edison thậm chí muốn mọi cấu trúc bên trong - bồn tắm, toilet, bồn rửa, tủ, giường, tủ lạnh, đàn piano - đều làm từ bê tông.

"Mục đích phát minh của tôi là xây một tòa nhà từ hỗn hợp xi măng với một lần đúc duy nhất. Mọi phần của công trình, bao gồm các mặt, mái, vách ngăn, bồn tắm, sàn... đều tạo từ một khối hỗn hợp xi măng. Phát minh này có thể áp dụng cho mọi loại công trình, nhưng tôi dự định chuyên dùng cho xây nhà ở, trong đó cầu thang, mặt lò sưởi, trần trang trí, các phần trang trí và chi tiết khác bên trong đều có thể tạo ra trong một lần đúc liền khối. Ngôi nhà xây theo cách này sẽ gần như không thể phá hủy", Edison viết trong đơn đăng ký sáng chế.

Thất bại của Thomas Edison khi đổ nhà bêtông liền khối
Những ngôi nhà bê tông ở Gary, bang Indiana, Mỹ, xây bằng phương pháp do Thomas Edison phát triển. (Ảnh: Eric Allix Rogers/Flickr).

Để chứng minh rằng ý tưởng này khả thi, Edison đã đổ bê tông hai công trình thử nghiệm - một ngôi nhà cho người làm vườn và một garage - tại dinh thự Glenmont của ông ở New Jersey năm 1910. Sau đó, ông tuyên bố sẽ tặng thông tin sáng chế cho các nhà xây dựng đủ điều kiện thay vì kiếm lợi nhuận từ nó.

Tuyên bố này đã thu hút sự chú ý của nhà từ thiện Henry Phipps Jr., người đề xuất dùng nhà bê tông để giải quyết vấn đề nhà ở của thành phố New York. Phipps tuyên bố mình sẽ xây dựng cả một thành phố cho các gia đình lao động bằng kỹ thuật đúc bê tông của Edison.

Nhưng đến lúc thực hiện, Edison nhận ra ước mơ của mình là bất khả thi. Một trong những vấn đề kỹ thuật chính của nhà đổ bê tông một lần là sự phức tạp của khuôn đúc. Mỗi ngôi nhà đòi hỏi hơn 2.000 mảnh khuôn được đặt chính xác, sau đó phải tháo dỡ cẩn thận và đặt lại cho ngôi nhà tiếp theo. Quy trình này quá cồng kềnh và phức tạp, chưa kể đến chi phí đắt đỏ cho bên thi công. Một vấn đề khác là quá trình đổ bê tông. Thách thức với đội ngũ kỹ sư của Edison là tạo ra một hỗn hợp đủ lỏng để chảy vào mọi ngóc ngách của khuôn, nhưng đủ đặc để giữ các hạt cốt liệu lơ lửng trong hỗn hợp, không lắng xuống đáy khuôn do trọng lực.

Cuối cùng, công ty Xi măng Portland Edison đóng cửa vào những năm 1920. Dù có những vấn đề dường như không thể vượt qua, Edison vẫn xây dựng được vài ngôi nhà bê tông ở Union và Montclair, bang New Jersey, nơi chúng vẫn tồn tại đến ngày nay.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Có thể bạn chưa biết: Động đất giúp tạo ra những khối vàng khổng lồ

Có thể bạn chưa biết: Động đất giúp tạo ra những khối vàng khổng lồ

Trong các mạch thạch anh, vàng kết tụ thành khối lớn dần sau mỗi trận động đất, có thể nặng tới 60kg.

Đăng ngày: 03/09/2024
Dấu hiệu cảnh báo hố sụt bạn nên biết

Dấu hiệu cảnh báo hố sụt bạn nên biết

Theo trang National Geographic, hố sụt xuất hiện khi nước hòa tan lớp đá bề mặt. Đá bề mặt thường là đá vôi, nước mưa tích tụ trong vết nứt hòa tan và cuốn trôi dần lớp này.

Đăng ngày: 03/09/2024
Máy bay sử dụng

Máy bay sử dụng "phanh" như thế nào để hạ cánh?

Phanh máy bay không giống như phanh trên ô tô, mà là một hệ thống phức tạp hơn nhiều, kết hợp giữa bộ đảo chiều lực đẩy, cánh lướt gió, và hệ thống phanh bánh xe.

Đăng ngày: 30/08/2024
Nếu một tia sét đánh trúng hồ nước, liệu nó có giết chết cá trong hồ không?

Nếu một tia sét đánh trúng hồ nước, liệu nó có giết chết cá trong hồ không?

Khi sét đánh xuống hồ, dòng điện mạnh mẽ sẽ lan truyền trong nước. Điều này có thể gây ra một số tác động đến sinh vật dưới nước, đặc biệt là cá.

Đăng ngày: 30/08/2024
Thí nghiệm vừa ngủ vừa lái xe: Các nhà khoa học đang

Thí nghiệm vừa ngủ vừa lái xe: Các nhà khoa học đang "hợp nhất" giấc mơ Lucid vào thế giới thực tại của con người

Đây là một minh chứng cho tính khả thi của giao diện " giấc mơ- thế giới thực", thứ có thể giúp chúng ta tiếp tục vận hành thế giới một cách chủ động ngay cả khi đang ngủ.

Đăng ngày: 29/08/2024
Chiếc ống

Chiếc ống "quỷ dị" trăm tuổi: 1 đầu phun lạnh, 1 đầu nóng rát

Ống xoáy khí nén vortex, hay còn gọi là ống quỷ Maxwell, là một thiết bị cơ khí độc đáo được phát minh cách đây gần trăm năm.

Đăng ngày: 29/08/2024
Nhiệt độ trong khoang máy bay có thể nóng đến mức nào?

Nhiệt độ trong khoang máy bay có thể nóng đến mức nào?

Lưu lượng hàng không tăng lên kết hợp với thời tiết nóng bức khiến máy bay phải ở trên mặt đất lâu hơn và nhiệt độ bên trong đạt đến mức kỷ lục.

Đăng ngày: 29/08/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News