Thấy cây nấm màu cam, người đàn ông vội đào lên: Mọc từ xác sâu, liệu có phải đông trùng hạ thảo?
Một người đàn ông đã phát hiện ra nhưng cây nấm lạ màu vàng cam nhú lên khỏi đám rêu xanh. Thấy lạ nên người này đã tiến hành đào chúng lên. Thật bất ngờ, bên dưới cây nấm này lại là xác của những con côn trùng.
Chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến đông trùng hạ thảo (Tên khoa học là Ophiocordyceps sinensis) - một loại dược liệu quý hình thành trên xác của côn trùng.
Đông trùng hạ thảo (bên trái) và nhộng trùng thảo (bên phải). (Ảnh: Kemmurad)
Nhộng trùng thảo (bên trái) và đông trùng hạ thảo (bên phải). (Ảnh: Medifun)
Thế nhưng hình dáng của loại nấm này lại rất khác biệt với đầu hình chùy và có màu vàng cam thay vì dạng đầu nấm màu nâu sẫm, đầu nấm như lưỡi mác của đông trùng hạ thảo. Vậy thực chất đây là loại nấm gì?
Người đàn ông bất ngờ đào được nhộng trùng thảo, quý như đông trùng hạ thảo?
Nhộng trùng thảo - thảo dược thường bị nhầm với đông trùng hạ thảo
Thực tế, rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa đông trùng thảo với loại nấm có tên nhộng trùng thảo như trong video trên. Lý do là cả hai đều có đặc điểm chung là mọc lên từ xác của các loài côn trùng sống dưới mặt đất.
Tuy nhiên về hình dáng, vị trí mọc hay màu sắc, tính chất của chúng lại rất khác nhau; nếu nắm được các yếu tố khác biệt này thì chúng ta có thể dễ dàng phân biệt cả hai loại thảo dược trên một cách nhanh chóng.
Do dễ nuôi cấy nên nhiều cơ sở doanh nghiệp đánh đồng sản phẩm của mình là "Đông trùng Hạ thảo" và dễ gây nhầm lẫn cho người sử dụng. Như vậy, từ các đặc điểm khác nhau kể trên thì chúng ta có thể phân biệt được hai loại thảo dược này.
Mặc dù nhộng trùng thảo không có nhiều giá trị bổ dưỡng như đông trùng hạ thảo nhưng đây cũng là một loại dược liệu quý, có nhiều giá trị trong y học.
Giá của đông trùng hạ thảo là khoảng 1,5 -2 tỷ/kg, trong khi đó nhộng trùng thảo là khoảng 100-200 triệu/kg (theo Medifun). Người ta sử dụng nhộng trùng thảo để giúp người bệnh ăn ngủ khỏe, kháng khối u, kháng viêm, giảm mệt mỏi, tăng cường sinh lý...

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.
