Thay đổi canh tác giúp giảm nền nhiệt trung bình tại châu Âu
Nông dân châu Âu thường có thói quen cày xới đất sau khi thu hoạch để diệt cỏ và làm cho đất tơi xốp mỗi khi bắt đầu gieo trồng vụ mùa mới.
Tuy nhiên, một nhóm các nhà khoa học Thụy Sỹ và Pháp mới đây cho rằng thay đổi cách thức canh tác truyền thống này có thể giúp nền nhiệt trung bình của Lục địa già giảm 2 độ C.
Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí của Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ số ra ngày 23/6, các nhà khoa học cho biết những thửa đất không được cày bừa có màu nhạt hơn, thoát hơi ẩm chậm và hấp thụ ánh nắng mặt trời ít hơn so với những thửa đất được cày xới.
Do đó, nền nhiệt tại các khu vực đất nông nghiệp không được cày cuốc thường thấp hơn so với những nơi khác. Nghiên cứu nêu rõ hiện tượng này có thể nhận thấy rõ rệt trong thời điểm nắng nóng.
Kết luận của nhà khoa học đã nhận được những phản ứng trái chiều của dư luận. Những người ủng hộ cho biết việc thay đổi thói quen canh tác này còn mang lại nhiều lợi ích khác như tiết kiệm nước, ngăn chặn nguy cơ xói mòn đất và thậm chí là ngăn chặn tình trạng nóng lên toàn cầu.
Tuy nhiên, nhiều người phản đối rằng thay đổi thói quen canh tác theo hướng không cày xới sẽ làm gia tăng việc sử dụng các loại hóa chất như thuốc diệt cỏ...
Hiện nay Mỹ và nhiều nước khu vực Nam Mỹ đã áp dụng kỹ thuật canh tác này và có thể đạt năng suất cao gấp 3 lần so với phương thức truyền thống.
Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp tại đây chiếm hơn 85% diện tích đất nông nghiệp không được cày xới trên thế giới, trong khi tại châu Âu tỷ lệ này chỉ là 2%.
Trong báo cáo công bố cách đây 4 năm, Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, kỹ thuật canh tác không cày xới có thể giúp giảm một lượng lớn khí thải carbon gây hiệu ứng nhà kính, được cho là thủ phạm chính gây ra tình trạng Trái Đất nóng lên.

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.
