Thế giới đầy "ma cà rồng" đe dọa hất văng Trái đất?

Vật thể khổng lồ được dự báo có thể va chạm thiên hà chứa Trái đất vào 2 tỉ năm tới vừa để lộ dấu vết quần thể "ma cà rồng" đáng sợ.

Theo Sci-News, các nhà khoa học vừa phát hiện ra các quần thể sao helium quỷ dị, trần trụi trong Đám mây Magellan Lớn và Đám mây Magellan Nhỏ, là hai thiên hà vệ tinh của thiên hà chứa Trái đất.

Các ngôi sao đó, khổng lồ và đáng sợ, nhưng thực chất là nạn nhân của "ma cà rồng" vũ trụ.

Thế giới đầy ma cà rồng đe dọa hất văng Trái đất?
Ngôi sao ma cà rồng nhỏ có thể là sao neutron - (Ảnh: ESO).

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Maria Drout từ Đại học Toronto (Canada) đã lựa chọn 25 ngôi sao helium trong số đó để nghiên cứu. Hầu hết chúng đều được chứng minh có một ngôi sao "ma cà rồng" đồng hành.

Sao "ma cà rồng" thường là các ngôi sao chết như sao lùn trắng hoặc sao neutron, mang năng lượng mạnh mẽ dù bé nhỏ, liên tục hút vật chất từ người bạn đồng hành lớn hơn, nhưng thường là sao khổng lồ đỏ sắp chết chứ không phải sao helium.

Các ngôi sao thường có một lớp vỏ giàu hydro. Từ lâu có giả thuyết cho rằng cho rằng có thể tồn tại một dạng sao bị tước và tạo nên một loại sao hung hãn mới với bề mặt ngập helium nóng, khối lượng gấp 2-8 lần Mặt trời.

Bạn đồng hành của chúng có khả năng là sao neutron hoặc lỗ đen hơn là sao lùn trắng.

Sao neutron cũng là thây ma như sao lùn trắng, nhưng là thây ma của những ngôi sao khổng lồ.

Sau một thời gian bị hút máu, các tác giả cho rằng các ngôi sao mất hydro này sẽ phát nổ dưới dạng siêu tân tinh nghèo hydro, trong khi những thứ còn lại co cụm lại thành một sao neutron mới.

Và quá trình này có thể là thứ tạo tiền đề cho các vụ sáp nhập sao neutron, hoặc sáp nhập giữa sao neutron và lỗ đen, thuộc nhóm các sự kiện giàu năng lượng nhất vũ trụ.

Nhưng dù kết cục thế nào, rõ ràng là Trái đất đang trên đường đến gần một thế giới thú vị hơn chúng ta từng nghĩ.

Một trong hai thiên hà chứa "ma cà rồng" này là Đám mây Magellan Lớn được dự đoán sẽ lao vào thiên hà chứa Trái đất Milky Way (Ngân Hà) trong 2 tỉ năm tới.

Thiên hà vệ tinh này sẽ không đủ để tàn phá Ngân Hà, vốn là một thiên hà to lớn hơn rất nhiều. Ngược lại nó sẽ bị Ngân Hà nuốt chửng.

Tuy nhiên, cú va chạm được cho là có khả năng hất văng Trái đất khỏi vùng sự sống của hệ Mặt trời.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Xây hải đăng trên Mặt trăng soi đường cho phi hành gia

Xây hải đăng trên Mặt trăng soi đường cho phi hành gia

Honeybee Robotics sẽ xây dựng ngọn hải đăng trên Mặt trăng để cung cấp ánh sáng, năng lượng, thông tin liên lạc trong kế hoạch phát triển nền kinh tế Mặt trăng.

Đăng ngày: 15/12/2023
Trung Quốc thăm dò và xây dựng mẫu hydro trung tính trong thiên hà lớn nhất thế giới

Trung Quốc thăm dò và xây dựng mẫu hydro trung tính trong thiên hà lớn nhất thế giới

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết họ đã chia sẻ mẫu hydro trung tính trong thiên hà lớn nhất thế giới từ trước đến nay.

Đăng ngày: 15/12/2023

"Quả cầu lõm" vũ trụ khoét lỗ thủng 1,3km ở Mỹ?

Địa danh nổi tiếng Barringer Crater ở bang Arizona - Mỹ có thể là " tác phẩm" của một quả cầu méo mó gồm hàng ngàn mảnh ghép với nhau bằng tương tác hấp dẫn.

Đăng ngày: 14/12/2023
Ireland phóng thành công vệ tinh đầu tiên lên không gian

Ireland phóng thành công vệ tinh đầu tiên lên không gian

Ireland đã gia nhập " câu lạc bộ không gian" với việc thành công phóng vệ tinh đầu tiên lên quỹ đạo Trái Đất thấp.

Đăng ngày: 14/12/2023
Tàu Voyager 1 trục trặc khi bay cách Trái đất 24 tỷ km

Tàu Voyager 1 trục trặc khi bay cách Trái đất 24 tỷ km

Hiện nay, dữ liệu duy nhất mà tàu Voyager 1 truyền về Trái đất là chuỗi ký tự nhị phân lặp lại và các kỹ sư NASA có thể mất vài tuần để khắc phục trục trặc.

Đăng ngày: 13/12/2023
Hình ảnh chưa từng thấy về tàn dư siêu tân tinh Cassiopeia A

Hình ảnh chưa từng thấy về tàn dư siêu tân tinh Cassiopeia A

Kính viễn vọng James Webb của NASA chụp được những hình ảnh mới nhất về tàn dư của siêu tân tinh Cassiopeia A.

Đăng ngày: 13/12/2023
Mưa sao băng Geminids - Vua của các trận mưa sao băng

Mưa sao băng Geminids - Vua của các trận mưa sao băng

Đêm 13, rạng sáng ngày 14/12/2023, người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Geminids (Song Tử) đạt cực điểm với 100-120 vệt sáng mỗi giờ.

Đăng ngày: 13/12/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News