Thế giới mất phần rừng nhiệt đới tương đương với diện tích Đan Mạch

Tổ chức Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) cảnh báo, thế giới đang “không đạt được các tiến bộ hướng tới mục tiêu toàn cầu về rừng”.

Trong hai ngày 23 - 24/10, WWF đã lần lượt công bố báo cáo "Đánh giá về rừng", trong đó thông báo tốc độ mất rừng trên thế giới trong năm 2022, và báo cáo "Lộ trình bảo vệ rừng 2023" bao gồm kế hoạch bảo vệ rừng đến năm 2030.

Các báo cáo trên cảnh báo thế giới đang đi chệch hướng khỏi mục tiêu bảo vệ và khôi phục rừng vào năm 2030.

Trong báo cáo "Đánh giá về rừng" mới được công bố, có 6,6 triệu ha rừng đã bị tàn phá trong năm 2022, trong đó 4,1 triệu ha là rừng nhiệt đới nguyên sinh, đồng nghĩa với việc 96% số vụ phá rừng diễn ra ở vùng nhiệt đới.

Thế giới mất phần rừng nhiệt đới tương đương với diện tích Đan Mạch
Nạn phá rừng và suy thoái rừng có thể gây ra thảm họa khí hậu toàn cầu. (Ảnh: AP).

Khu vực khí hậu nhiệt đới của châu Á là nơi duy nhất có hy vọng đạt mục tiêu không phá rừng.

Trưởng Bộ phận rừng toàn cầu của WWF, bà Fran Price cảnh báo việc không đạt các mục tiêu toàn cầu về rừng sẽ gây ra tác động nghiêm trọng, đặc biệt khi nạn phá rừng tiếp diễn ở mức đáng báo động, bất chấp những cam kết của chính phủ và doanh nghiệp.

Bà Price nhấn mạnh, rừng là nhân tố quan trọng nếu muốn đạt được các mục tiêu toàn cầu như Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015, Khung đa dạng Sinh học Toàn cầu và các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG).

Nếu tiếp diễn, tình trạng phá rừng sẽ làm mất đi sự ổn định của khí hậu, vòng tuần hoàn của nước, kinh tế nông nghiệp khu vực và thế giới, an ninh lương thực, sinh kế và xã hội con người.

Bà Price hối thúc các bên thay đổi nhằm đảm bảo tương lai tốt hơn cho hành tinh và các thế hệ sau này. Quan chức này nhấn mạnh, thế giới đã mất một phần rừng nhiệt đới tương đương với diện tích Đan Mạch.

Nạn phá rừng và suy thoái rừng trên diện rộng ở 3 lưu vực rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới là Amazon, ở Congo và Đông Nam Á có thể gây ra thảm họa khí hậu toàn cầu.

WWF cho biết thêm, nếu không hành động khẩn cấp, rừng đang bắt đầu trở thành nguồn phát thải CO2, thay vì hấp thụ khí thải, dưới áp lực của hiện tượng thời tiết cực đoan và điều kiện khí hậu nóng và khô hơn.

Mỗi năm rừng chỉ nhận được 2,2 tỷ USD đầu tư, chăm sóc từ các quỹ đầu tư công. Trong khi, nguồn tài trợ của các chính phủ dành cho những dự án có hại cho môi trường cao hơn ít nhất 100 lần so với các khoản đầu tư vào rừng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Lốc xoáy có nguồn gốc từ đâu?

Lốc xoáy có nguồn gốc từ đâu?

Người ta cho rằng khi không khí ở lớp bên trên lạnh đè lên lớp không khí nóng ở phía dưới, không khí nóng sẽ bị cưỡng bức chuyển động lên rất mạnh.

Đăng ngày: 27/10/2023
Miền Bắc nắng đẹp trước khi đón mưa lớn

Miền Bắc nắng đẹp trước khi đón mưa lớn

Hôm nay (26/10), các tỉnh miền Bắc nắng đẹp, trời ấm áp. Từ đêm mai (27/10), miền Bắc có thể đón mưa dông diện rộng, cục bộ có mưa vừa đến mưa to. Miền Trung hôm nay ít mưa.

Đăng ngày: 26/10/2023
Dùng lông gà để sản xuất năng lượng sạch

Dùng lông gà để sản xuất năng lượng sạch

Các nhà nghiên cứu tận dụng lông gà thải để tạo ra màng keratin hữu ích cho pin nhiên liệu hydro và quá trình điện phân.

Đăng ngày: 24/10/2023
Liên Hiệp Quốc cho biết: Có 2 tỉ tấn bụi xâm nhập khí quyển mỗi năm

Liên Hiệp Quốc cho biết: Có 2 tỉ tấn bụi xâm nhập khí quyển mỗi năm

Khoảng 2 tỉ tấn bụi xâm nhập bầu khí quyển mỗi năm, làm bầu trời tối đen và gây hại cho chất lượng không khí ở những khu vực cách xa hàng nghìn km.

Đăng ngày: 24/10/2023
Vụ phun trào núi lửa ở Tonga phun phá hủy tầng ozone

Vụ phun trào núi lửa ở Tonga phun phá hủy tầng ozone

Núi lửa ở Tonga phun đã tạo ra cột hơi nước khổng lồ cao tới 55km bốc lên không trung, " xóa sổ" 5% tầng ozone ở một số khu vực chỉ trong vòng một tuần.

Đăng ngày: 23/10/2023
Đây là dòng sông có nước đen nhất thế giới

Đây là dòng sông có nước đen nhất thế giới

Sông Ruki chứa nhiều hợp chất hữu cơ hòa tan đến mức đen hơn cả sông Rio Negro chảy qua rừng Amazon.

Đăng ngày: 23/10/2023
Không ống xả thải CO2, xe điện vẫn tạo ra thứ có thể làm tổn thương gan thận

Không ống xả thải CO2, xe điện vẫn tạo ra thứ có thể làm tổn thương gan thận

Tuy không có ống xả thải, xe điện vẫn gây ô nhiễm khi lốp chóng mòn, sinh ra các hạt cao su rất nhỏ.

Đăng ngày: 23/10/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News