Thế giới trải qua ngày nóng nhất lịch sử

Nhiệt độ không khí bề mặt trung bình toàn cầu hôm 21/7 đạt 17,09 độ C, theo Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh châu Âu (EU).

Dữ liệu sơ bộ từ C3S cho thấy, mức nhiệt hôm 21/7 cao hơn một chút so với kỷ lục trước đó là 17,08 độ C, được thiết lập vào tháng 7 năm ngoái. Một số nhà khoa học cho rằng năm 2024 có thể vượt qua 2023 để trở thành năm nóng nhất từng được đo đạc, vì biến đổi khí hậu và hiện tượng thời tiết tự nhiên El Nino đã đẩy nhiệt độ năm nay lên cao hơn. Tháng 6 vừa qua cũng là tháng 6 nóng nhất lịch sử.

Thế giới trải qua ngày nóng nhất lịch sử
Lính cứu hỏa chiến đấu với đám cháy ở Oroville, bang California, Mỹ. (Ảnh: Independent).

Sóng nhiệt đã nung nóng nhiều khu vực rộng lớn thuộc Mỹ, châu Âu và Nga tuần qua. Tây Ban Nha hứng chịu đợt sóng nhiệt chính thức đầu tiên trong năm, với mức nhiệt lên tới 40 độ C ở nhiều nơi. Cơ quan thời tiết của nước này cho biết, những khu vực hiếm hoi không bị ảnh hưởng là bờ biển tây bắc và phía bắc Đại Tây Dương. Khối không khí nóng từ Bắc Phi di chuyển qua Địa Trung Hải, tràn vào miền trung và miền nam Tây Ban Nha.

Các nhà chức trách và chuyên gia cũng đồng ý rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến nhiệt độ tăng cao, gây hạn hán kéo dài và cháy rừng ở Địa Trung Hải cũng như một số nơi khác trên thế giới. Những cơn gió khô nóng thiêu đốt Hy Lạp, quốc gia hứng chịu đợt sóng nhiệt kéo dài và đạt đỉnh điểm hôm 17 - 18/7. Nhiều khu vực ở nước này có mức nhiệt lên tới 43 độ C, trong khi nhiệt độ ban đêm ở một số vùng thuộc Athens vẫn cao hơn 30 độ C trong 10 ngày qua.

Hôm 18/7, lính cứu hỏa nỗ lực dập hai đám cháy lớn ở ngoại ô thành phố Thessaloniki và trên đảo Kea, gần Athens. "Chúng tôi kêu gọi người dân đặc biệt cẩn thận vì trong vài ngày tới, nguy cơ bùng phát cháy rừng nghiêm trọng rất cao", Pavlos Marinakis, phát ngôn viên của chính phủ Hy Lạp, cho biết.

Hôm 16/7, công ty điện lực nhà nước Serbia báo cáo mức tiêu thụ cao kỷ lục do sử dụng điều hòa không khí.

Dịch lên phía bắc, các thành phố Berlin, Đức và Paris, Pháp, sẽ phải đối mặt với tình trạng nắng nóng vào đầu tháng 8. Nhiệt độ trung bình ở thủ đô nước Đức được dự báo tăng lên tới 28 độ C vào ngày 6/8, cao hơn 8 độ C so với mức chuẩn 30 năm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cầu vồng đôi được tạo ra như thế nào, vì sao lại hiếm gặp?

Cầu vồng đôi được tạo ra như thế nào, vì sao lại hiếm gặp?

Cầu vồng đôi không chỉ hiếm gặp, mà còn là một trong những hiện tượng phi thường mà thiên nhiên tạo ra.

Đăng ngày: 24/07/2024
Nếu bạn muốn cứu Trái đất, hãy bảo lũ bò ngừng

Nếu bạn muốn cứu Trái đất, hãy bảo lũ bò ngừng "xì hơi" ngay bây giờ

Chắc bạn khó có thể tin được rắm của bò lại là một trong những nguyên nhân khiến Trái đất này đang bị ô nhiễm trầm trọng.

Đăng ngày: 24/07/2024
Những thiệt hại ban đầu khi bão số 2 đổ bộ Quảng Ninh-Hải Phòng

Những thiệt hại ban đầu khi bão số 2 đổ bộ Quảng Ninh-Hải Phòng

Theo các chuyên gia khí tượng, sáng sớm nay 23-7, tâm bão đã vào bờ tại tỉnh Quảng Ninh. Nhiều nơi ở miền Bắc bắt đầu mưa. Dự báo trong hôm nay, miền Bắc sẽ mưa to cả ngày.

Đăng ngày: 23/07/2024
Bão số 2 Prapiroon đổ bộ đất liền, vùng ảnh hưởng rất rộng

Bão số 2 Prapiroon đổ bộ đất liền, vùng ảnh hưởng rất rộng

Sáng nay (23/7), bão số 2 đi vào đất liền khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng. Do bão đi sâu vào miền Bắc nước ta nên vùng ảnh hưởng mở rộng.

Đăng ngày: 23/07/2024
Giải pháp mới: Sản xuất điện từ phân ngựa

Giải pháp mới: Sản xuất điện từ phân ngựa

Trang Interesting Engineering cho biết phân ngựa sắp có công dụng mới khi giới nghiên cứu tìm ra cách sản xuất điện không cần nhiên liệu hóa thạch.

Đăng ngày: 23/07/2024

"Quả bom hẹn giờ" trong nước thải ở Dải Gaza

Một thảm họa sức khỏe đang rình rập những người Palestine sống trong các trại tị nạn ở Dải Gaza, nơi nước thải chứa virus bại liệt chảy tràn lan

Đăng ngày: 22/07/2024
Cơn bão số 2 (Prapiroon) sẽ đổ bộ Quảng Ninh - Hải Phòng, gây mưa lớn trên diện rộng

Cơn bão số 2 (Prapiroon) sẽ đổ bộ Quảng Ninh - Hải Phòng, gây mưa lớn trên diện rộng

Hiện tại, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 (Prapiroon), ở đảo Bạch Long Vỹ đã có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9.

Đăng ngày: 22/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News