Thêm 54 hành tinh có khả năng cho sự sống

Thông tin mới nhất từ NASA cho thấy, có 54 hành tinh ngoài thái dương hệ ẩn chứa tiềm năng sự sống. Nhưng chớ vội mừng vì "điểm số" cho hành tinh có điều kiện giống Trái đất nhất chỉ là 1/4.

Chỉ trong một năm quan sát một phần nhỏ của thiên hà, kính thiên văn Kepler đã khám phá 1235 hành tinh bên ngoài thái dương hệ. Ngạc nhiên thay, 54 trong số đó dường như ẩn chứa sự sống – nghĩa là không quá nóng cũng không quá lạnh – William Borucki, nhà khoa học hàng đầu của Kepler cho biết.

Minh họa về kính thiên văn Kepler trên quỹ đạo.

Cho đến nay, chỉ có 2 hành tinh bên ngoài thái dương hệ được xem là nằm trong vùng “Goldilocks zone” – vùng có thể cư trú (vùng HB) xung quanh một ngôi sao có nhiệt độ không quá nóng cũng không quá lạnh, tuy nhiên cả 2 khám phá này vẫn còn đang được tranh cãi. Vì vậy, 54 hành tinh ẩn chứa sự sống là “một con số khổng lồ và lạ thường”, Borucki nói “Rất ngạc nhiên khi thấy con số lớn như vậy vì cho đến nay, con số đang là zero”.

Hơn 1200 thiên thể mới phát hiện chưa được xác định có phải là hành tinh hay không nhưng theo Borucki, 80% trong số này sẽ sớm được phân loại. Các nhà thiên văn tin rằng kính thiên văn Kepler đạt độ chính xác có thể đến 90%.

Giới thiên văn vui mừng

Ngoại hành tinh sự sống vẫn còn xa vời

Một hành tinh được xác định trong vùng HB không có nghĩa là có sự sống; Sao Hỏa là một ví dụ, ngay cả khi được phát hiện có chứa sự sống nhưng đó không phải là sự sống có trí tuệ. Còn nhiều khía cạnh quan trọng khác để đánh giá khả năng cư trú như kích thước hợp lý, cấu tạo, nhiệt độ, khoảng cách đến sao, điều kiện khí quyển, sự hiện diện của nước và carbon vẫn chưa được xây dựng cho kính thiên văn Kepler.

Mặc dù cùng thuộc Dải Ngân Hà nhưng việc du hành đến những ngoại hành tinh này là không tưởng. Một hệ sao với 6 hành tinh mà Kepler vừa phát hiện cách Trái đất khoảng 2000 năm ánh sáng, 1 năm ánh sáng tương đương 6 tỷ tỷ dặm.

Trước thứ Tư vừa qua, số lượng ngoại hành tinh được xác định là 519. Và sau những phát hiện của Kepler, con số đã tăng gấp 3. Tuy nhiên, những phát hiện này chỉ nằm trên một trong số 400 tấm ảnh mà Kepler ghi lại, vì vậy con số hành tinh phải lớn hơn hàng trăm lần, Borucki nói.

Điều này khiến các nhà thiên văn phấn khởi, càng nhiều hành tinh thì khả năng tồn tại các dạng sống ngoài vũ trụ càng cao. Nhà thiên văn ĐH Yale Debra Fischer, chuyên gia NASA nghĩ rằng thông tin mới “cho chúng ta một bước đi vững chắc hơn” về những thế giới có sự sống. Lisa Kaltenegger, nhà thiên văn ĐH Harvard cũng xem những phát hiện này là “những tin tức hấp dẫn”.

Kepler cũng phát hiện rằng hành tinh tương đối nhỏ nhiều hơn các hành tinh lớn, đây cũng là một tín hiệu vui bởi vì theo các nhà thiên văn, một hành tinh cần vững chắc để sự sống phát triển, nếu hành tinh quá lớn nó có thường ở dạng khí, chẳng hạn sao Mộc.

68 hành tinh Kepler phát hiện có kích thước cỡ Trái đất, 288 hành tinh khoảng gấp đôi Trái đất, những hành tinh này đều nằm ở vị trí thuận lợi cho sự sống.

Chỉ 5 trong số 54 hành tinh ẩn chứa sự sống có kích thước bằng Trái đất, số còn lại ở gần dạng khí như Hải vương tinh hoặc sao Mộc, Borucki nói.

Quy trị giá hành tinh thành USD

Để nằm trong vùng có thể cư trú (habitable zone), hành tinh phải có khoảng cách hợp lý so với ngôi sao của nó. Khoảng cách này sẽ thay đổi tùy theo độ lớn nhỏ, nhiệt độ của ngôi sao. NASA xem xét nhiệt độ của habitable zone trong khoảng 0 – 200 độ F.

Bởi vì rất nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng đến khả năng cư trú của hành tinh, nhà thiên văn Greg Laughlin của ĐH California Santa Cruz đã tạo một công thức để tính toán giá trị cho hành tinh bằng USD, trong đó hành tinh nào giống Trái đất nhất sẽ trị giá 1 triệu USD.

Cho đến ngày thứ Tư, giá trị cao nhất thuộc về một ngoại hành tinh chỉ có 158 USD, thế nhưng một trong số hành tinh mà Kepler vừa phát hiện có trị giá gần ¼ triệu USD, Laughlin cho biết.

6 ngoại hành tinh bí ẩn

Kepler được phóng vào năm 2009, xoay quanh mặt trời ở quỹ đạo giữa Trái đất và sao Hỏa. Kepler cần thời gian để tìm kiếm và xác định hành tinh bằng cách quan sát một thiên thể có lặp đi lặp lại quỹ đạo xoay quanh ngôi sao của nó hay không.

Các nhà khoa học của Kepler rất chặt chẽ trong việc xác định tiềm năng cư trú của hành tinh. Trong số 400 hành tinh được công bố vào năm ngoái, chỉ có 9 hành tinh được công nhận.

Năm nay, với 800 “ứng cử viên” nằm cả bên trong và bên ngoài habitable zone chỉ có 6 được công nhận, số còn lại đều quá nóng. 6 hành tinh này đều chung những đặc điểm lạ: tất cả đều là khối đậm đặc và xoay quanh một ngôi sao; 5 trong số đó rất gần ngôi sao - hơn cả sao Thủy gần mặt trời của chúng ta và chúng chuyển động với quỹ đạo ổn định theo một đường tròn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 19/05/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 19/05/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 18/05/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 17/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News