Thêm chứng cứ thuyết phục về sự sống trên mặt trăng sao Thổ

Giới khoa học khẳng định mặt trăng Enceladus của sao Thổ là thực thể vũ trụ duy nhất ngoài Trái đất hội đủ những điều kiện cơ bản để có thể tồn tại sự sống.

Theo báo Independent, những cột khí chứa các phân tử hữu cơ lớn phun lên từ các khe nứt trên bề mặt băng tuyết của vệ tinh Enceladus vào không gian vũ trụ đã được tàu vũ trụ Cassini của NASA lấy mẫu nghiên cứu và khẳng định trong đó có chứa "tất cả những điều kiện cơ bản dành cho sự sống như chúng ta đã biết".

Nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã nhận thấy bằng chứng của các vật chất giàu carbon được hình thành ở tâm mặt trăng Enceladus, cũng là vệ tinh lớn thứ 6 của sao Thổ.

Thêm chứng cứ thuyết phục về sự sống trên mặt trăng sao Thổ
Mô tả những điều kiện tồn tại sự sống trên mặt trăng của sao Thổ - Enceladus - (Ảnh: NASA).

Theo nhóm chuyên gia, họ đã vô cùng phấn khích trước phát hiện này. Tiến sĩ Frank Postberg thuộc đại học Heidelberg, chủ trì nghiên cứu cho biết: "Các phân tử hữu cơ phức tạp không nhất thiết sẽ tạo ra môi trường có sự sống, nhưng ở phương diện khác, chúng là những tín hiệu cần thiết thông báo trước về sự sống".

"Trước kia người ta không biết có hay không một cơ chế hóa học hữu cơ phức tạp trên Enceladus, và nay chúng tôi đã biết", ông Frank nói.

Còn theo tiến sĩ Christopher Glein, một nhà khoa học vũ trụ chuyên nghiên cứu về các đại dương ngoài Trái đất, những phát hiện mới cho thấy mặt trăng của sao Thổ chính là thực thể duy nhất ngoài Trái đất được biết cho tới nay "đồng thời thỏa mãn tất cả những yêu cầu cơ bản để có sự sống như chúng ta biết".

Ông nói thêm: "Một lần nữa chúng tôi rất phấn khởi với Enceladus. Trước đây chúng tôi chỉ xác định được những phân tử hữu cơ đơn giản nhất chứa một vài nguyên tử carbon, nhưng ngay cả điều đó thôi thì cũng đã rất thú vị rồi".

Các phát hiện mới về bằng chứng sự sống trên mặt trăng của sao Thổ là thành tựu có được sau nhiều năm lấy mẫu, thu thập dữ liệu của tàu vũ trụ Cassini khi nó bay tiệm cận so với các mặt trăng của sao Thổ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Giới thiên văn mới có một phát hiện chắc chắn sẽ khiến tất cả phải phấn khích

Giới thiên văn mới có một phát hiện chắc chắn sẽ khiến tất cả phải phấn khích

Cụ thể thì nhà thiên văn Helen Giles - tác giả nghiên cứu đã tìm ra một hành tinh mới, đặt tên EPIC248847494b, nằm cách chúng ta 1800 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 28/06/2018
Tiểu hành tinh 800.000km2 bay tới gần Trái Đất

Tiểu hành tinh 800.000km2 bay tới gần Trái Đất

Tiểu hành tinh mang tên 4 Vesta hay Vesta lớn và sáng tới độ có thể quan sát từ Trái Đất dù ở cách chúng ta 170 triệu km, Metro hôm qua đưa tin.

Đăng ngày: 27/06/2018
Bạn có muốn đi du lịch vũ trụ không? Theo lời phi hành gia của NASA thì chớ có dại!

Bạn có muốn đi du lịch vũ trụ không? Theo lời phi hành gia của NASA thì chớ có dại!

Bạn đã bao giờ muốn bay vào vũ trụ chưa? Thực chất thì đây có thể nói là ước mơ chung của rất nhiều người trong chúng ta khi còn bé.

Đăng ngày: 27/06/2018
Tàu thăm dò vũ trụ Nhật Bản đạt bước tiến lớn trong sứ mệnh tìm nguồn gốc của sự sống

Tàu thăm dò vũ trụ Nhật Bản đạt bước tiến lớn trong sứ mệnh tìm nguồn gốc của sự sống

Theo kế hoạch, con tàu này sẽ thực hiện 3 lần đổ bộ lên Ryugu để thu thập các mẫu đất đá. Lần đổ bộ đầu tiên dự kiến diễn ra vào tháng 9 hoặc 10 tới.

Đăng ngày: 27/06/2018
Ảnh chụp bề mặt sao Mộc trông giống hệt một bức tranh thủy mặc

Ảnh chụp bề mặt sao Mộc trông giống hệt một bức tranh thủy mặc

Hình ảnh được chụp từ tàu vũ trụ Juno và camera JunoCam cho thấy những đám mây bao phủ xung quanh bầu khí quyển ở bán cầu Bắc của sao Mộc.

Đăng ngày: 27/06/2018
Tiểu hành tinh nổ tung trên bầu trời Nga

Tiểu hành tinh nổ tung trên bầu trời Nga

Thiên thạch nổ với năng lượng 2,8 kiloton, tạo ra quả cầu lửa sáng chói giữa ban ngày, có thể nhìn rõ ở nhiều thành phố Nga.

Đăng ngày: 26/06/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News