Thêm nhiều nơi ở Đông Nam Á có "vật thể lạ", nghi mảnh tên lửa Trung Quốc
Các bức ảnh từ Malaysia, Indonesia và Philippines cho thấy những vật thể lạ cháy xém, bị nghi ngờ là mảnh vỡ từ thân tên lửa Trung Quốc Trường Chinh 5B.
Tờ Bussiness Insider vừa đăng tải một loạt hình ảnh cho thấy nhiều mảnh rác vũ trụ kích cỡ khác nhau được nhà chức trách 3 nước nói trên thu thập trong vài ngày qua, mà theo các chuyên gia đó là mảnh từ thân tên lửa Long March 5B (Trường Chinh 5B) mà Mỹ chỉ trích Trung Quốc đã để rơi mất kiểm soát trở lại Trái Đất vào ngày 30-7 vùa qua.
Nhân viên sở cứu hỏa ở Sepupok - Malaysia đang kiểm tra một mảnh vỡ - (Ảnh: MALAYSIA NEW AGENCY)
Theo tờ Space, Phần thân nặng khoảng 25 tấn của tên lửa Trung Quốc đâm vào bầu khí quyển ở phía trên Ấn Độ Dương, tuy nhiên ước tính 20-40% trọng lượng khối rác vũ trụ khổng lồ vẫn chưa cháy hết, sẽ rơi xuống biển và có thể "rơi rụng" nhiều mảnh khắp nơi. Nhiều nước Đông Nam Á nằm ngay trên đường lao chéo xuống của thân tên lửa
Tại ngôi làng Pengadang, gần Balaikarangan, phía Indonesia của đảo Borneo, người dân địa phương đã phát hiện ra một vật thể tròn lớn giống phần giữa của tên lửa Trung Quốc.
Bản đồ cho thấy Balaikarangan nằm ngay trên đường đi (màu vàng) của tên lửa Trung Quốc khi nó rơi lại Trái Đất - Ả(nh: JONATHAN MC DOWELL)
"Vật thể lạ" ở Balaikarangan - (Ảnh: MALAYSIA NEW AGENCY)
"Có một bức ảnh chụp mảnh lớn ở cuối thùng nhiên liệu nằm trên cánh đồng rất thuyết phục. Đường kính phù hợp. Nó trông như một mảnh ghép còn sót lại và nằm ngay trên đường rơi" - nhà vật lý thiên văn Jonathan McDowell từ Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian - Mỹ, khẳng định với Bussiness Insider.
Nhà tư vấn Ted Muelhaupt từ Văn phòng Kỹ sư trưởng của Aerospace Corporation (trụ sở tại Mỹ) nói: "Không có lý do gì để tranh cãi về việc đó là mảnh của tên lửa này".
Trong khi đó, hình ảnh từ Sepukok và Sarawak - Malaysia cho thấy lực lượng chức năng đang kiểm tra 2 vật thể lạ cháy xém khác nhau, cũng được cho là mảnh Trường Chinh 5B.
Một ảnh vỡ ở Sepukok - Malaysia - (Ảnh: MALAYSIA NEW AGENCY)
Batu Niah, thị trấn ở Sarawak - Malaysia cũng nằm trên đường rơi này. Nơi đây xuất hiện nhiều mảnh vỡ nhỏ - (Ảnh: JONATHAN MC DOWELL)
Thông thường phần thân của các tên lửa thường được thiết lập để tách ra sớm và được điều khiển đâm xuống vùng không người hoặc đại dương, tuy nhiên thân của Trường Chinh 5B được NASA cho là đã đi quá xa lên tận quỹ đạo rồi mới rơi, nên trở lại địa cầu một cách mất kiểm soát.
Nhân viên mặc trang phục bảo hộ đang kiểm tra một mảnh vỡ khác ở Sarawak - Malaysia - (Ảnh: MALAYSIA NEW AGENCY)
Một hình ảnh khác lan truyền trên Weibo của Trung Quốc cho thấy những người dân - được cho là ở vùng eo biển Mindoro của Philippines, đang kéo một tấm gì đó từ mặt nước có in cờ và biểu tượng màu xanh của cơ quan vũ trụ Trung Quốc. Eo biển này cũng nằm trên đường rơi của tên lửa.
Trước đó, Cơ quan vũ trụ Philippines cũng đưa ra tuyên bố cho hay một "mảnh kim loại rách nát" đã được một ngư dân tìm thấy ngoài khơi bờ biển Mamburao, là một phần của ống tên lửa; trong khi các bộ phận của bộ tăng áp rơi xuống ngoài khơi biển Sulu.
"Điều này có nghĩa chúng tôi bị trúng 2 mảnh vỡ từ vụ phóng này, ở đầu và cuối chuyến bay của tên lửa. Điều này cho thấy rủi ro cao đối với chúng tôi, vì nước chúng tôi nằm dưới đường bay của hầu hết các vụ phóng tên lửa Trung Quốc" - Giáo sư Jay Batongbacal từ Viện Sự vụ hàng hải và Luật biển thuộc Đại học Philippines nói.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Ba công nghệ mới của NASA có thể hiện thực hóa khả năng du hành liên sao
Từ Phòng thí nghiệm Phản lực Đẩy, những bộ óc kỳ tài đang mang trong mình những suy nghĩ vượt lẽ thường, hy vọng đưa tầm với của con người ra ngoài Hệ Mặt trời.

Chiêm ngưỡng hiện tượng thú vị và hiếm gặp: Thất tinh hội ngộ Mặt trăng!
Bảy hành tinh gồm sao Kim, sao Mộc, sao Thủy, sao Hỏa, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương và Mặt trăng sẽ cùng "trình diễn" trên bầu trời từ ngày 17 đến 27-6.
