Mảnh vỡ tên lửa Trung Quốc rơi xuống Indonesia và Malaysia
Một số mảnh vỡ của tên lửa Trường Chinh 5B rơi xuống Trái đất cuối tuần trước được phát hiện trên đảo Borneo.
Cảnh sát Indonesia kiểm tra một mảnh vỡ của tầng lõi tên lửa tại làng Pengadang, Tây Kalimantan. (Ảnh: Borneo Post)
Tầng lõi nặng 22,5 tấn của tên lửa Trường Chinh 5B rơi mất kiểm soát xuống Trái đất hôm 20/7, lao qua khí quyển phía trên Ấn Độ Dương, theo Space. Phần lớn bộ phận này bốc cháy trong quá trình rơi, tuy nhiên, ước tính vài mảnh vỡ chiếm khoảng 20 - 40% trọng lượng tên lửa còn sót lại sau hành trình hồi quyển.
Một số người dân phát hiện những mảnh vỡ của tên lửa Trường Chinh 5B nằm rải rác ở nhiều địa điểm dọc theo đường bay của tầng lõi, một số đủ lớn để gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc thương tích nếu rơi trúng thành phố hoặc làng mạc. "Mảnh vỡ lớn rơi xuống Kalimantan, Indonesia và Sarawak, Malaysia (cả hai đều nằm trên đảo Borneo). Không có báo cáo nào về tai nạn hoặc thiệt hại về tài sản", chuyên gia theo dõi vệ tinh Jonathan McDowell ở Trung tâm vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian, cho biết.
Tên lửa Trường Chinh 5B phóng vào ngày 24/7, đưa module Vấn Thiên lên trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc. Tầng lõi của tên lửa lên tới quỹ đạo cùng với module, sau đó bị hút trở lại Trái đất bởi lực kéo khí quyển trong 6 ngày sau đó. Thông thường, tầng lõi lớn thường được điều khiển để tự hủy an toàn bên trên đại dương hoặc khu vực không có người ở không lâu sau khi cất cánh.
Phương pháp loại bỏ tầng lõi ở trường hợp tên lửa Trường Chinh 5B gây tranh cãi do nguy cơ gây thương tích hoặc thiệt hại sau mỗi lần phóng. Cơ quan vũ trụ Trung Quốc vấp phải chỉ trích do để tầng lõi tên lửa Trường Chinh 5B trở thành khối rác vũ trụ lớn trong cả 3 nhiệm vụ tính đến nay.
Nhiệm vụ Trường Chinh 5B đầu tiên vào tháng 5/2020 kết thúc với một số mảnh vỡ rơi xuống Bờ Biển Ngà ở Tây Phi. Ở nhiệm vụ thứ hai vào tháng 4/2021, mảnh vỡ tên lửa cũng rơi xuống Ấn Độ Dương.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Ba công nghệ mới của NASA có thể hiện thực hóa khả năng du hành liên sao
Từ Phòng thí nghiệm Phản lực Đẩy, những bộ óc kỳ tài đang mang trong mình những suy nghĩ vượt lẽ thường, hy vọng đưa tầm với của con người ra ngoài Hệ Mặt trời.

Chiêm ngưỡng hiện tượng thú vị và hiếm gặp: Thất tinh hội ngộ Mặt trăng!
Bảy hành tinh gồm sao Kim, sao Mộc, sao Thủy, sao Hỏa, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương và Mặt trăng sẽ cùng "trình diễn" trên bầu trời từ ngày 17 đến 27-6.
