Thiết bị làm thay đổi trọng lực trên trạm Vũ trụ Thiên Cung
Module Vấn Thiên mới bay lên trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc được trang bị máy ly tâm thay đổi trọng lực lớn nhất trên quỹ đạo.
(Video: Reuters)
Lúc 3h13 ngày 25/7 theo giờ Hà Nội, module Vấn Thiên đã ghép nối thành công với module chính Thiên Hòa của trạm vũ trụ Thiên Cung, cung cấp một nền tảng thí nghiệm khoa học mạnh mẽ trong không gian.
Một trong những trọng tải quan trọng nhất mà Vấn Thiên đưa lên quỹ đạo là tủ thay đổi trọng lực. Với kích thước tương đương một chiếc tủ lạnh, thiết bị này sẽ cho phép các phi hành gia của Trung Quốc tiến hành nhiều thí nghiệm dưới các điều kiện trọng trường khác nhau.

Bên ngoài tủ được trang bị hai màn hình cảm ứng giúp phi hành gia theo dõi những gì diễn ra bên trong và thực hiện các hoạt động liên quan đến thí nghiệm, trong khi khoang bên trong được thiết lập với hai máy ly tâm có thể điều chỉnh trọng lực.
"Ở bên trái và bên phải của tủ là hai máy ly tâm. Bàn quay sẽ cung cấp cho các vật thể một lực hướng ra bên ngoài, cụ thể là lực ly tâm, được sử dụng để mô phỏng trọng lực. Chúng tôi có thể điều chỉnh tốc độ của bàn quay để đạt được lực ly tâm khác nhau để mô phỏng các lực hấp dẫn khác nhau", kỹ sư cấp cao Zhou Yanlin tại Trung tâm Công nghệ và Kỹ thuật Sử dụng Không gian thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, nhà thiết kế tủ thay đổi trọng lực, giải thích.
Tủ thí nghiệm có thể mô phỏng các môi trường trọng lực độ chính xác cao với 0 đến 2 gia tốc trọng trường, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các nghiên cứu khoa học dưới lực hấp dẫn của Mặt trăng và sao Hỏa.
"Cho đến nay, đây là chiếc máy ly tâm có kích thước lớn nhất hoạt động trên quỹ đạo. Để so sánh, máy ly tâm do Trạm Vũ trụ Quốc tế phát triển có kích thước tối đa là 600 mm, trong khi thiết bị của chúng tôi có đường kính 900 mm. Một điều đáng tự hào là nó cho phép tiến hành thí nghiệm trên động vật và thực vật có kích thước lớn hoặc trung bình, điều mà chúng tôi không thể thực hiện trước đây", Zhou nói thêm.
Với công cụ mới, các nhà sinh học có thể tìm hiểu thay đổi trọng lực liên quan đến sự phát triển của sinh vật như thế nào, ví dụ như sự khác biệt giữa thực vật phát triển trên Trái đất và Mặt trăng. Các nhà vật lý cũng có thể nghiên cứu cách chất lỏng thay đổi dưới điều kiện trọng lực khác nhau. Vì vậy, tủ thay đổi trọng lực có tiềm năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Chiêm ngưỡng hiện tượng thú vị và hiếm gặp: Thất tinh hội ngộ Mặt trăng!
Bảy hành tinh gồm sao Kim, sao Mộc, sao Thủy, sao Hỏa, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương và Mặt trăng sẽ cùng "trình diễn" trên bầu trời từ ngày 17 đến 27-6.

Phát hiện hố đen "lớn" nhanh nhất trong 9 tỷ năm
Các nhà khoa học Australia phát hiện một hố đen siêu lớn có khối lượng bằng 3 tỷ Mặt Trời. Họ tin rằng đây là hố đen phát triển nhanh nhất trong 9 tỷ năm qua.
