"Thiên hà ma" trong hình ảnh lọc màu từ kính James Webb
Hình ảnh tổng hợp từ dữ liệu quan sát mới của kính viễn vọng James Webb cho thấy thiên hà Messier 74 trông như một vòng xoáy tử thần.
Thiên hà Messier 74 trong bức ảnh xử lý màu từ dữ liệu thô của kính James Webb. (Ảnh: NASA)
Kính viễn vọng không gian James Webb đã chụp ảnh thiên hà Messier 74 - còn được gọi là NGC 628 hay thiên hà bóng ma - vào ngày 17/7 và gửi về Trái đất. Dựa vào dữ liệu thô mà NASA công bố, Giáo sư thiên văn Gabriel Brammer từ Đại học Copenhagen của Đan Mạch đã tạo ra một bức ảnh lọc màu cho thấy cái nhìn đầy mê hoặc về cấu trúc xoắn ốc khổng lồ.
Hình ảnh cho thấy Messier 74 trông như một "vòng xoáy tử thần" với những sợi xoắn ốc màu tím huyền ảo. Tuy nhiên, đây không phải là sự phản ánh đúng với những gì mà chúng ta quan sát được trên thực tế.
Màu tím đến từ các bước sóng phát ra từ bức xạ trong thiên hà, thứ không thể nhìn thấy trong ánh sáng khả kiến. Các bước sóng này nằm ở một phần của quang phổ bị chi phối bởi sự phát xạ của các phân tử hydrocarbon thơm đa vòng (PAH).
"Sự phát xạ từ PAH làm cho các bộ lọc được sử dụng cho màu xanh lam và đỏ nổi bật hơn so với màu xanh lục", Brammer giải thích.
Thiên hà Messier 74 được chụp bằng kính viễn vọng Hubble dưới ánh sáng khả kiến. (Ảnh: NASA/ESA)
Nằm cách Trái đất khoảng 32 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Song Ngư, Messier 74 có các cánh tay xoắn ốc mở rộng từ hai nhánh gần như đối xứng hoàn hảo, khiến nó trở thành "hình mẫu" cho các thiên hà xoắn ốc. Cấu trúc khổng lồ này có đường kính lên tới 95.000 năm ánh sáng và chứa khoảng 100 tỷ ngôi sao.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Chiêm ngưỡng hiện tượng thú vị và hiếm gặp: Thất tinh hội ngộ Mặt trăng!
Bảy hành tinh gồm sao Kim, sao Mộc, sao Thủy, sao Hỏa, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương và Mặt trăng sẽ cùng "trình diễn" trên bầu trời từ ngày 17 đến 27-6.

Phát hiện hố đen "lớn" nhanh nhất trong 9 tỷ năm
Các nhà khoa học Australia phát hiện một hố đen siêu lớn có khối lượng bằng 3 tỷ Mặt Trời. Họ tin rằng đây là hố đen phát triển nhanh nhất trong 9 tỷ năm qua.
