Thí nghiệm cho thấy bạn đang rửa tay cực "bẩn"

Ai cũng phải rửa tay, nhưng bạn có chắc là bạn biết cách để rửa tay thật sạch không?

Thí nghiệm cho thấy chúng ta đang rửa tay rất bẩn

Để check xem lượng vi khuẩn còn sót lại trên da sau khi chúng ta rửa tay - ta sẽ sử dụng đến Glo Germ – một dạng kem mô phỏng vi khuẩn trên da. Dạng kem này thường được các y tá sử dụng để luyện tập giữ vệ sinh.

Thí nghiệm cho thấy bạn đang rửa tay cực bẩn
Khi chưa rửa tay.

Kem này khi phủ lên tay sẽ trong suốt, nhưng lại phát ra ánh sáng trắng dưới tia UV. Bức ảnh càng trắng đồng nghĩa với việc có nhiều vi khuẩn vẫn còn bám lại trên da.

Rửa qua loa và vẩy khô

Khi đang vội hoặc không có xà phòng, rất nhiều người có thói quen rửa tay qua bằng nước, gần như chỉ “nhúng” tay vào nước trong vài giây rồi vẩy khô.

Tuy nhiên, như bạn đã thấy, cách rửa này hoàn toàn không đem lại hiệu quả gì. Chỉ có một số ít vi khuẩn trú tại ngón tay bị rửa trôi, trong khi phần lớn mu bàn tay vẫn còn rất nhiều vi khuẩn.

Thí nghiệm cho thấy bạn đang rửa tay cực bẩn

Theo tiến sĩ Lisa Ackerley - chuyên gia dịch tễ hàng đầu tại ĐH Salford (Anh):Rửa tay qua loa không bao giờ là đủ. Chúng ta cần rửa tay đúng cách, đặc biệt là sau khi sử dụng nhà vệ sinh”.

Tiến sĩ Val Curtis – chuyên gia dịch tễ và sức khỏe cộng đồng tại London thì cho biết rất nhiều người trong chúng ta đang có “vi khuẩn phân” – tức vi khuẩn có trong phân người – trú ngụ trên tay. Tại Anh, con số này là 28%.

Theo tiến sĩ Curtis: “Mọi người thường không chịu rửa tay tại các nhà vệ sinh bẩn, hoặc rửa rất qua loa vì tâm lý sợ nhiễm bệnh nếu ở lâu. Tuy nhiên, đây mới chính là nơi các bạn cần rửa tay sạch sẽ”.

Rửa tay trong 6 giây nhưng không dùng xà phòng

Theo thống kê của các khoa học gia, 6 giây là khoảng thời gian trung bình chúng ta thường rửa tay.

Thí nghiệm cho thấy bạn đang rửa tay cực bẩn

Nhưng theo thí nghiệm này thì bạn có thể thấy rõ là vẫn còn một lượng lớn vi khuẩn trên tay, dù cách làm này có hiệu quả hơn việc “rửa qua loa” nêu trên khi vi khuẩn trong lòng bàn tay đã được rửa trôi.

Theo tiến sĩ Ackerley, nếu bạn đang vội, phải rửa tay nhanh, ít nhất cũng nên đảm bảo việc lau khô tay sau khi rửa.

Ackerley cho biết: “Lau khô tay rất quan trọng. Nếu bạn rửa tay không kỹ, quá trình lau khô tay sẽ giúp bạn loại bỏ thêm phần lớn vi khuẩn. Ngoài ra, vi khuẩn lây lan dễ hơn nếu tay bạn ướt”.

Cô bổ sung thêm: “Các loại vi sinh vật như norovirus – một loại virus gây bệnh đường ruột – có thể sống rất lâu trên các bề mặt cứng như tay nắm cửa. Vì thế việc để tay ướt sau khi rửa tay đồng nghĩa với việc bạn đã gián tiếp lan truyền virus cho người khác”.

Rửa tay 6 giây với xà phòng

Theo tiến sĩ Curtis thì điều quan trọng nhất khi rửa tay là sử dụng xà phòng: “Sử dụng xà phòng mang lại hiệu quả cao. Xà phòng có tính kết dính khá cao, do đó vi khuẩn sẽ theo đó bị rửa trôi”.

Thí nghiệm cho thấy bạn đang rửa tay cực bẩn

Như đã thấy, việc rửa tay với xà phòng chỉ trong 6 giây đã rửa trôi phần lớn vi khuẩn. Tuy nhiên, khu vực cổ tay, ngón tay và kẽ móng tay vẫn còn khá nhiều vi khuẩn.

Tiến sĩ Ackerley giải thích: “Đây là những khu vực thường bị bỏ qua khi rửa tay. Điều này khá nguy hiểm, đặc biệt là với những người có thói quen cắn móng tay”.

Rửa tay trong 15 giây với xà phòng

Các chuyên gia trên toàn thế giới đều khuyên rằng chúng ta nên rửa tay trong ít nhất là 15 giây. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều khó có đủ kiên nhẫn để thực hiện điều này.

Theo một nghiên cứu của ĐH Michigan (Mỹ), chỉ có 5% số người được hỏi cho biết họ rửa tay trong 15 giây hoặc hơn.

Thí nghiệm cho thấy bạn đang rửa tay cực bẩn

Còn trong ảnh trên, chúng ta có thể thấy rõ hiệu quả của quá trình này, khi hầu hết vi khuẩn đã bị loại bỏ, ngay cả vi khuẩn trên cổ tay. Chỉ còn sót lại một lượng nhỏ vi khuẩn tại khu vực kẽ móng tay mà thôi.

Tiến sĩ Ackerley cho biết: “15 giây là khoảng thời gian vừa đủ để chúng ta rửa tay sạch”.

Rửa tay trong 30 giây với xà phòng

15 giây đã cho kết quả tuyệt vời, nhưng rửa lâu hơn thì sao?

Thí nghiệm cho thấy bạn đang rửa tay cực bẩn

Rửa tay trong 30 giây dường như không hơn gì so với 15 giây. Theo như Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tại Mỹ, 15 giây rửa tay là khoảng thời gian vừa đủ để rửa trôi phần lớn vi khuẩn. Do đó dù rửa tay lâu hơn, kết quả đem lại cũng không quá khác biệt.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News