Thí nghiệm "nước lạ" giúp dập lửa nhanh và hiệu quả chưa từng thấy

Thứ nước lạ này là gì và bằng cách nào nó có thể dập lửa hiệu quả gấp nhiều lần nước thường đến vậy? Bạn nghĩ nước là cách dập lửa hiệu quả nhất? Không đâu, bằng chứng có thể được thấy ngay dưới đây.

Bạn có thể thấy đám lá khô đang cháy trong hình, dù được dội thẳng nước vào nhưng ngọn lửa gần như vẫn không hề suy chuyển.

Vậy phải làm thế nào để tăng hiệu quả dập lửa của nước? Chỉ cần cho thêm 0,1 % một chất lạ vào, bạn sẽ có ngay thứ "nước lạ" với hiệu quả dập lửa rất tuyệt vời.

Hãy cùng thử xem thí nghiệm dập lửa từ hai ngọn nến dưới đây. Trong đó, người ta sẽ nhỏ nước thường vào cây nến bên trái và nước "lạ" vào nến bên phải.

Sau giọt đầu tiên, nến bên trái vẫn cháy bình thường, còn ngọn lửa bên phải thì dường như bị tách làm đôi.

Tiếp tục đến giọt thứ hai, ngọn lửa bên trái vẫn vậy, không suy chuyển, trong khi ngọn lửa bên phải gần như tắt ngúm, chỉ còn le lói.

Và chỉ cần giọt thứ 3, ngọn lửa bên phải đã bị dập hoàn toàn. Trong khi đó, ngọn nến bị nhỏ nước thường vẫn không suy chuyển, dù nhỏ đến giọt thứ 4, 5.

Kỳ diệu chưa? Vậy chất kỳ lạ này là gì, và tại sao thêm nó vào nước lại khiến nước có khả năng "bá đạo" đến như vậy?

Lý giải hiện tượng

Trước tiên chúng ta cần hiểu bản chất của ngọn lửa - đó là quá trình oxy hóa nhanh chóng, sinh nhiệt và phát sáng. Hay nói cách khác, lửa cháy được phải cần có oxy trong không khí, và muốn dập lửa cần phải tách nguồn cháy khỏi oxy.

Tiếp theo, chúng ta xét đến khái niệm: chất lỏng lưu Newton. Chất lỏng lưu Newton là chất có độ nhớt không đổi theo thời gian, không phụ thuộc vào tác động của ngoại lực như khuấy, ngoáy. Nước thường của chúng ta chính là chất lưu Newton.

Do có độ nhớt không đổi, khi nhỏ xuống nến, nước sẽ nhanh chóng chảy đi (do nến là một chất không thấm nước). Nhiệt độ của ngọn lửa cũng có giảm một phần, nhưng không đủ để dập tắt hoàn toàn, do đó lửa tiếp tục lấy oxy trong không khí và bừng cháy tiếp.

Ngược lại với chất lỏng lưu Newton, chất lỏng phi Newton có độ nhớt phụ thuộc vào vận tốc dòng chảy, vào nhiệt độ và áp suất. Ví dụ như sơn tường, sơn lỏng có thể sơn rất dễ, nhưng khi bám vào tường thì độ nhớt thay đổi, giúp chúng không chảy trên bề mặt thẳng đứng.

Vậy còn "nước lạ" ở đây là gì? Chất "lạ" được thêm vào nước để tạo thành "nước lạ" là một polymer - với tác dụng biến nước trở thành một chất lỏng phi Newton. Khi nhỏ vào ngọn nến, thay vì chảy đi như nước thường, "nước lạ" sẽ bám quanh khu vực cháy, tạo thành một lớp màng ngăn cách nguồn phát lửa với không khí. Và kết quả như bạn đã thấy, chỉ sau 3 giọt nước, ngọn lửa đã được dập tắt, cho hiệu quả hơn hẳn.

Chúng ta có thể xét thêm mức hiệu quả của "nước lạ" với trường hợp đám lá cháy đầu tiên.

Cả hai đám lá đều được thấm nước, sau đó châm lửa đốt. Kết quả cho thấy chỗ lá cây có "nước lạ" không thể bắt lửa.

Nếu vẫn chưa thỏa mãn, mời bạn xem thêm video dưới đây:

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lịch sử phát triển xe đạp

Lịch sử phát triển xe đạp

Xe đạp là một phương tiện giao thông có lịch sử phát triển lâu đời và trước tình hình chi phí nhiên liệu leo thang, người ta lại tìm về với xe đạp như một giải pháp vừa tiết kiệm.

Đăng ngày: 07/05/2025
Những con số thú vị về chiều cao trung bình trên thế giới

Những con số thú vị về chiều cao trung bình trên thế giới

Chiều cao trung bình của các quốc gia trên thế giới đó là 177 cm đối với nam và 163,7 cm đối với nữ.

Đăng ngày: 05/05/2025
Phân loại các lò phản ứng hạt nhân

Phân loại các lò phản ứng hạt nhân

Có rất nhiều cách để phân loại lò phản ứng hạt nhân, trong đó cách phân loại phổ biến nhất là dựa vào các chất làm chậm và chất truyền nhiệt sử dụng trong lò phản ứng.

Đăng ngày: 30/04/2025
Bí kíp cực hay giúp bạn thoát khỏi đầm lầy

Bí kíp cực hay giúp bạn thoát khỏi đầm lầy

Nếu chẳng may bạn rơi xuống đầm lầy và phát hiện hai chân các bạn đang bị lún dần thì không được vội vàng rút chân hoặc vùng vẫy, vì càng vùng vẫy thì càng bị lún nhanh hơn và cũng mau chóng tiêu hao sức lực hơn.

Đăng ngày: 26/04/2025
Vì sao bạn hát dở, hay thậm chí không biết hát?

Vì sao bạn hát dở, hay thậm chí không biết hát?

Mọi người có co rúm người lại khi bạn hát không? Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trong hai mươi người thì chỉ có 1 người thật sự mắc chứng không phân biệt được nốt nhạc hay chứng amusia.

Đăng ngày: 26/04/2025
Vì sao chú gà bị chặt đứt đầu vẫn sống được thêm 18 tháng?

Vì sao chú gà bị chặt đứt đầu vẫn sống được thêm 18 tháng?

Câu chuyện có thật về chú gà không đầu mà đến tận ngày nay vẫn chẳng mấy người tin.

Đăng ngày: 17/04/2025
7 con quái vật lớn nhất mọi thời đại

7 con quái vật lớn nhất mọi thời đại

Tất cả chúng ta đều biết đến kích cỡ của loài khủng long, nhưng bạn cảm thấy thế nào khi chứng kiến một con chuột to bằng con bò, hay con bọ cạp biển lớn hơn cả con người, con cóc to bằng quả bóng to để chơi trên biển, con cánh cụt lớn bằng một người trưởng thành có chiều cao vừa phải, hay thú có túi giống con lười nặng 1.000 pao, và một con cá mập dài tới trên 50 fit, nặng gấp 30 lần cá mập trắng khổng lồ ngày nay?

Đăng ngày: 15/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News