Thị trấn Longyearbyen - Vùng đất ấm lên nhanh nhất thế giới
Sâu bên trong Vòng cực Bắc, thị trấn Longyearbyen trên quần đảo Svalbard, nơi định cư xa nhất về phương bắc trên thế giới, ấm lên nhanh gấp 6 lần mức trung bình toàn cầu.
Người dân ở Longyearbyen thường đem theo súng bất cứ khi nào đi xa khỏi đường chính do nguy cơ đụng độ gấu Bắc Cực. Lượng băng trên biển sụt giảm dẫn tới khu vực săn mồi của chúng giảm theo, có nghĩa gấu Bắc Cực sẽ khó tìm được hải cẩu hơn. Vì vậy, ngày càng nhiều con gấu mò mẫm trong khu dân cư để tìm thức ăn và chuyển sang ăn thịt tuần lộc.
Thị trấn Longyearbyen là thủ phủ của quần đảo Svalbard. (Ảnh: Audley).
Các chuyên gia từ Viện Bắc cực Na Uy tính toán Svalbard đang nóng lên nhanh gấp 6 lần mức trung bình toàn cầu, BBC hôm 27/10 đưa tin. Nhiệt độ ở đã tăng 4 độ C trong 50 năm qua. Nhiệt độ tăng lên kéo theo nền đất đóng băng rã đông nhiều chưa từng thấy, nguy cơ lở đất đe dọa cộng đồng dân cư ở Longyearbyen vào mùa đông. Trong mùa hè, lở đất nhiều khả năng xóa sổ mọi thứ trên đường đi. Một trong những nơi phản ánh rõ nhất tác động của biến đổi khí hậu do con người gây ra là nghĩa trang địa phương. Các đường rãnh còn lưu lại tại đây là dấu tích của trận lở đất lớn suýt cuốn trôi cả nghĩa trang xuống dòng sông bên dưới.
Theo dõi động vật hoang dã qua ống nhòm, nhà thám hiểm Bắc Cực Hilde Fålun Strøm phát hiện 3 con gấu Bắc Cực tụ tập ở rìa sông băng. Theo Strøm, để sống sót, gấu Bắc Cực phải săn mồi cực giỏi bởi nguồn thức ăn chính của chúng là hải cẩu đang biến mất dần. Lớp băng biển mà cả hải cẩu và gấu Bắc Cực sử dụng để kiếm ăn cũng đang thu hẹp. Từ thập niên 1980, lượng băng biển vào mùa hè đã giảm một nửa và một số nhà khoa học lo ngại lớp băng sẽ biến mất hoàn toàn vào năm 2035.
Kim Holmén, cố vấn đặc biệt ở Viện Bắc Cực Na Uy, đã nghiên cứu Svalbard trong hơn 40 năm. Ông chỉ lên đỉnh sườn đồi và cho biết đó là vết tích của sông băng 100 năm trước. So với thời điểm đó, độ cao của sông băng đã giảm ước tính 100m.
Dù nằm ở vị trí hẻo lánh, Svalbard vẫn là một điểm nóng địa chính trị. Hiện nay, xung đột tại Ukraine đang làm gián đoạn hợp tác giữa các nhà khoa học ở Nga và phương Tây, góp phần gây suy yếu cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Con sông hẹp nhất thế giới chỉ rộng vài centimet
Sông Hualai ở Trung Quốc, dài hơn 17km nhưng có chiều rộng trung bình chỉ 15 cm. Nơi hẹp nhất của nó chỉ rộng 4cm.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại
Bạc là một trong những kim loại linh hoạt nhất trên Trái đất, với sự kết hợp độc đáo giữa các công dụng như một kim loại quý và kim loại công nghiệp.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?
Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?
