Thiên hà của chúng ta là một “zombie”

Các nhà khoa học tuyên bố dải Ngân Hà nơi chúng ta đang sống thực ra đã chết hàng tỉ năm trước vì... đói.

Thiên hà hàng xóm Andromeda của chúng ta gần như chắc chắn đã "hết hạn" từ vài tỉ năm trước nhưng vừa mới chỉ bắt đầu thể hiện ra bên ngoài những dấu hiệu của sự sụp đổ.

Tương tự, thiên hà Milky Way (dải Ngân Hà) của chúng ta giống như xác sống zombie, đã chết nhưng vẫn tiếp tục chuyển động nên chúng ta chưa nhận ra. Đó là nội dung bài phân tích của Kevin Schawinski của Viện Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ đăng trên trang web học thuật The Conversation.

Thiên hà của chúng ta là một “zombie”
Thiên hà còn sống khỏe (bên trái) và thiên hà đã chết khác nhau về màu ánh sáng do các sao phát ra - (Ảnh: CC BY-NC).

Thiên hà được biết đến như là hệ thống năng động, liên tục thêm khí và chuyển chúng thành những ngôi sao. Đó là cách thiên hà lớn lên.

Khi các sao đến tuổi qua đời, chúng trở lại thành khí về thiên hà qua gió từ các ngôi sao hay các siêu tân tinh.

Như con người, các thiên hà cũng cần đồ ăn. Tuy nhiên, thực phẩm tất nhiên khác nhau. Đối với thiên hà, đồ ăn ngon là hydro tươi từ mạng lưới vũ trụ - các sợi và quầng vật chất tối tạo nên các cấu trúc lớn nhất trong vũ trụ.

Cái chết của thiên hà có nghĩa nó không còn khí để hình thành những ngôi sao mới nữa. Nhiều thiên hà như Milky Way và Andromeda cũng "đói" như vậy dù quá trình này diễn tiến chậm chạp qua hàng tỉ năm.

Có thể nhận biết bằng mắt thường thiên hà chết hay còn "xuân sắc" bằng cách so sánh màu ánh sáng các sao phát ra. Thiên hà xanh là thiên hà còn hoạt động mạnh, sống khỏe, ngược lại thiên hà chuyển đỏ do ánh sáng phát ra từ các sao già cỗi mà không có sao trẻ thay thế là thiên hà đã qua đời.

Giữa hai thời kỳ có một điểm chuyển tiếp gọi là "thung lũng xanh". Tại thời điểm này, thiên hà bị ngăn chặn không sinh sao nhiều nhưng vẫn hoạt động một cách lờ đờ. Thiên hà ở tình trạng này có thể đã chết khoảng 1 trăm triệu năm trước đó. Nhưng tại sao chúng lại không còn sức sống, không sinh sao, không đổi hình dạng thì vẫn còn là một câu hỏi lớn của vật lý thiên văn.

Thiên hà của chúng ta là một “zombie”
Kevin Schawinski khẳng định Ngân Hà đang bên rìa "thung lũng xanh", nghĩa là đã chết từ triệu năm trước, dù hiện tại vẫn hoạt động vật vờ - (Ảnh: CC BY-NC).

Các nhà nghiên cứu đã viện đến sự giúp đỡ của các nhà khoa học khác thông qua mạng Internet và làm việc để tìm ra xem liệu Ngân Hà của chúng ta có đang ở giai đoạn này hay không. Những dữ liệu thu thập được hé lộ Ngân Hà đang ở rìa của thung lũng xanh, nghĩa là dù nó đang vật vờ nhưng thật ra đã chết từ 1 tỉ năm trước.

Kevin Schawinski nói đây điều không thể tránh khỏi và nó đã "xong đời" rồi. Anh viết: "Hoàn toàn có khả năng dải Ngân Hà chỉ là một xác sống, nó đã chết từ hàng tỉ năm trước rồi".

Nhưng cùng ngày, niềm hi vọng thiên hà Milky Way sẽ hồi sinh nhờ được tiếp tế "lương thực" đã xuất hiện. Một nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Notre Dame phát hiện ra một "lô hàng" - là thức ăn cần thiết cho sự tăng trưởng liên tục của thiên hà - đang bay về phía chúng ta với tốc độ 700.000 dặm/giờ (khoảng 1,13 triệu km/giờ).

Các nhà nghiên cứu cho rằng đám mây khí khổng lồ có tên Smith Cloud này thật ra là một phần của Ngân Hà khoảng 700 triệu năm trước. Sau đó, nó tách khỏi thiên hà một cách bí ẩn. Hiện, Smith Cloud dường như là một chiếc boomerang quay lại chốn cũ và may mắn làm sao, có mang lượng hydro và heli cho Ngân Hà.

Trưởng nhóm nghiên cứu Andrew Fox của Viện Khoa học Kính viễn vọng không gian phát biểu trong thông cáo của NASA hôm thứ Năm tuần trước: "Đám mây là một ví dụ cho thấy thiên hà thay đổi thế nào qua thời gian. Nó nói với chúng ta rằng thiên hà Ngân Hà là một trái bóng, nơi khí được thổi ra và sau đó trở lại".

Trong khi các nhà khoa học đang cố gắng xác định tuổi thọ của Ngân Hà thì bản thân chúng ta có thể tự an ủi rằng, dù sao "đồ ăn" cho thiên hà cũng đang trên đường tiếp tế. Mặc dù tất nhiên, quãng đường mà "túi thực phẩm" ấy phải vượt qua cũng còn xa lắm, khoảng 30 triệu năm trước khi đến rìa thiên hà của chúng ta.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng khoảnh khắc hiếm gặp giữa Mặt trời và Trái đất này. Khoảnh khắc hiếm gặp khi mặt trời nằm gọn trên đường chân trời, tỏa sáng hoàn hảo, lung linh nhất.

Đăng ngày: 22/07/2018
Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Tiến sĩ Denilso Camargo của Colégio Militar de Porto Alegre, Brazil phát hiện năm cụm sao cầu mới trong thiên hà Milky Way, được xem là chứa hàng trăm nghìn hoặc có thể là một triệu ngôi sao.

Đăng ngày: 22/07/2018
Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Trong năm 2018 này, chuyển động nghịch của sao Hỏa bắt đầu vào ngày 28/6 và theo hướng Tây sang Đông trên bầu trời mà chúng ta nhìn thấy.

Đăng ngày: 21/07/2018
MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

Các nhà du hành vũ trụ sẽ sử dụng một súng bắn tơ lấy cảm hứng từ loài nhện để kéo cơ thể từ điểm này sang điểm khác

Đăng ngày: 21/07/2018
Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Ngày 12/7/2018, tàu vũ trụ New Horizon có dịp khám sát qua bề mặt sao Diêm vương và công bố nhiều thông tin thú vị mới.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tìm thấy 2 hành tinh

Tìm thấy 2 hành tinh "song sinh" khác Hệ Mặt trời

Nhóm nghiên cứu của Đại học Hawaii và Đại học Arizona (Mỹ) đã sửng sốt khi quan sát được một hành tinh mới mang tên 2MASS 0249 c quay quanh một cặp sao lùn đỏ.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News