Thiên hà Tiên nữ sẽ không "nuốt trọn" Dải Ngân hà

Phương pháp mới dùng để đo đạc khối lượng của các thiên hà đã cho phép giới thiên văn học thở phào nhẹ nhõm.

Thiên hà gần nhất là Tiên nữ có kích thước tương đương Dải Ngân hà của chúng ta, chứ không phải lớn hơn gấp hai hoặc ba lần so với tưởng tượng. Điều này có nghĩa là đến thời điểm hai thiên hà hợp nhất vào khoảng 4 tỉ năm nữa, Dải Ngân hà sẽ không bị thiên hà Tiên nữ “nuốt chửng” như các mô hình máy tính từng dự báo.

Thiên hà Tiên nữ sẽ không nuốt trọn Dải Ngân hà
Dải Ngân hà và Tiên nữ được dự đoán sẽ sáp nhập trong 4 tỉ năm nữa. (ẢNH: NASA/ESA).

Theo báo cáo trên chuyên san Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, nhóm của nhà vật lý học thiên thể Prajwal Kafle thuộc Trung tâm quốc tế về nghiên cứu vô tuyến thiên văn (ICRAR), trụ sở tại Perth (Úc) đã đo được khối lượng của thiên hà Tiên nữ vào khoảng 800 tỉ lần Mặt trời.

Trong khi đó, Dải Ngân hà vào khoảng từ 800 - 1.200 tỉ lần. Dựa trên thông tin mới, hai thiên hà cách nhau khoảng 2,5 triệu năm ánh sáng có thể tương đương nhau về mặt kích thước.

Dải Ngân hà và Tiên nữ là hai thiên hà lớn nhất trong cái gọi là “Nhóm địa phương”, chỉ tổ hợp gồm hơn 30 thiên hà trải dài trên đường kính 10 triệu năm ánh sáng. Chuyên gia Kafle cho hay kiến thức mới đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của nhân loại về nhóm này, và trong thời gian tới chúng ta có thể phải dựng lại các mô hình mới nếu muốn mường tượng được chuyện gì có thể xảy ra khi hai thiên hà hợp nhất.

Theo Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), vào thời điểm hợp nhất, có vẻ như sẽ chẳng xảy ra sự hủy diệt theo kiểu các ngôi sao va vào nhau. Tuy nhiên, chúng sẽ bị quẳng vào những quỹ đạo khác xa trước đó. Các mô hình cho thấy hệ mặt trời có lẽ sẽ bị tống ra xa khỏi trung tâm thiên hà hơn so với hiện nay.

Trước đó, Tiên nữ được xem là “người khổng lồ” của nhóm, đối tượng có thể đe dọa sự tồn vong của Dải Ngân hà. Đây là láng giềng gần nhất của thiên hà chúng ta, thuộc một trong 10 thiên hà có thể nhìn thấy được từ trái đất bằng mắt thường.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Tỷ phú Mỹ cho du khách

Tỷ phú Mỹ cho du khách "đặt phòng" trên không gian

Bigelow từng sáng lập công ty Bigelow Aerospace vào năm 1999. Công ty này phát triển các sản phẩm phần cứng cho công nghệ không gian.

Đăng ngày: 25/02/2018
Giới thiên văn mới tìm ra một thứ mà khoa học hiện tại không thể giải thích được

Giới thiên văn mới tìm ra một thứ mà khoa học hiện tại không thể giải thích được

Mới đây, dữ liệu từ kính tiềm vọng vũ trụ Hubble đã được các chuyên gia hàng không vũ trụ sử dụng, nhằm phân tích một hiện tượng lần đầu tiên chúng ta có thể quan sát được

Đăng ngày: 25/02/2018
NASA vừa tiết lộ kế hoạch đầy phấn khích từ nay đến năm 2030

NASA vừa tiết lộ kế hoạch đầy phấn khích từ nay đến năm 2030

Là một trong những Cơ quan Hàng không vũ trụ hàng đầu thế giới, NASA luôn có những bản kế hoạch kéo dài tới hàng chục năm.

Đăng ngày: 23/02/2018
SpaceX phóng thành công 2 vệ tinh phát Internet, thử nghiệm dự án phát Internet toàn cầu

SpaceX phóng thành công 2 vệ tinh phát Internet, thử nghiệm dự án phát Internet toàn cầu

Rạng sáng ngày thứ 5 vừa qua, SpaceX đã phóng thành công tên lửa Falcon 9 mang theo một vệ tinh radar của Tây Ban Nha và hai vệ tinh thử nghiệm đầu tiên thuộc dự án Starlink.

Đăng ngày: 23/02/2018
Nhuộm màu vi khuẩn để nghiên cứu sự sống ngoài Trái đất

Nhuộm màu vi khuẩn để nghiên cứu sự sống ngoài Trái đất

Các nhà khoa học đã chọn một chất nhuộm huỳnh quang cho phép quan sát hoạt động sống của vi khuẩn ở chế độ thời gian thực.

Đăng ngày: 23/02/2018
Bão khổng lồ trên sao Hải vương lọt tầm ngắm của Hubble

Bão khổng lồ trên sao Hải vương lọt tầm ngắm của Hubble

Kính viễn vọng Hubble của NASA có dịp khám sát qua bề mặt sao Hải Vương thì phát hiện ra một cơn bão hình bầu dục khổng lồ.

Đăng ngày: 23/02/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News