Thiên hà Tiên Nữ sẽ nuốt dải Ngân Hà của chúng ta?

Kết quả một nghiên cứu mới đây cho biết trong khoảng 5 tỷ năm tới, dải Ngân Hà sẽ bị nuốt trọn bởi một “người hàng xóm” - thiên hà Andromeda, hay còn gọi là thiên hà Tiên nữ.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các thiên hà khổng lồ trong vũ trụ đã dừng việc tạo các sao mới và đang có xu hướng “ăn” các thiên hà khác để phát triển.

Các nhà thiên văn đã quan sát hơn 22.000 thiên hà khác nhau và thấy rằng hoạt động tạo sao mới từ các chất khí được thực hiện một cách hiệu quả hơn bởi những thiên hà nhỏ; trong khi các thiên hà lớn lại tăng trưởng nhờ vào việc tiêu thụ những thiên hà khác, thay vì sản sinh thêm các sao.


Ảnh: Reuters

Những thông tin chi tiết về nghiên cứu đã được tạp chí hàng tháng của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia Anh đăng tải vào thứ Sáu vừa qua.

“Ban đầu, mọi thiên hà đều nhỏ, và chỉ lớn lên bằng cách thu thập các chất khí và biến chúng thành những ngôi sao", Aaron Robotham, tác giả chính của nghiên cứu, hiện đang làm việc tại Trung tâm Quốc tế về Nghiên cứu Thiên văn học Vô tuyến (ICRAR) thuộc Đại học Tây Australia cho biết. “Thỉnh thoảng, những thiên hà này lại bị "xơi tái" bởi các thiên hà khác lớn hơn rất nhiều".

Về phần mình, dải Ngân Hà của chúng ta được dự kiến sẽ tăng kích thước bằng việc tiêu thụ hai thiên hà hình lùn bên cạnh - đám mây Magellan Lớn và Nhỏ - trong khoảng 4 tỷ năm, cho tới khi bản thân dải Ngân Hà cũng sẽ bị “nuốt” bởi thiên hà Andromeda trong vòng 5 tỷ năm tới.

“Về mặt kỹ thuật, Andromeda sẽ ‘ăn’ chúng ta, bởi nó là thiên hà lớn hơn", Robotham cho biết.

Nghiên cứu này dựa trên dữ liệu thu thập từ kính viễn vọng Anglo-Australian được đặt tại New South Wales, Australia với tư cách một phần của cuộc khảo sát mang tên Galaxy And Mass Assembly (GAMA), đứng đầu là giáo sư Simon Driver thuộc ICRAR.

Cuộc khảo sát này được hoàn thành sau 7 năm, với sự tham gia của hơn 90 nhà khoa học.

Robotham cho biết khi các thiên hà phát triển, chúng tạo ra lực hấp dẫn lớn hơn và có thể dễ dàng hút những thiên hà lân cận. Sức hút này sẽ tập hợp các cụm thiên hà rải rác, tạo thành một vài thiên hà khổng lồ. Tuy nhiên, quá trình này phải mất vài tỷ năm mới hoàn thành.

“Nếu bạn chờ đợi trong một thời gian rất, rất, rất dài, thì quá trình này cuối cùng cũng sẽ xảy ra, nhưng thời gian chờ đợi của bạn sẽ phải gấp nhiều lần tuổi của vũ trụ hiện nay", Robottham cho biết.

Tiêu đề đã được khoahoc.tv đổi lại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Những điều có thể bạn chưa biết về Sao Thủy

Những điều có thể bạn chưa biết về Sao Thủy

Sao Thủy là hành tinh gần mặt trời nhất trong Thái dương hệ, nó đã được các nhà khoa học nghiên cứu khá kỹ càng trong thời gian qua.

Đăng ngày: 24/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News