Thiên tai được phân loại như thế nào?

Thiên tai được phân loại theo nhiều cách, tuy nhiên cách phân loại thông dụng nhất là theo nguồn gốc quyển nơi phát sinh ra thiên tai. Bên cạnh đó thiên tai còn được phân loại theo cường độ và mức độ thiệt hại, phân loại theo các vùng lãnh thổ.

Phân loại thiên tai theo nguồn gốc phát sinh

Thiên tai được phân loại theo nhiều cách, tuy nhiên cách phân loại thông dụng nhất là theo nguồn gốc quyển nơi phát sinh ra thiên tai. Theo đó, có thể phân chia ra các loại thiên tai chính sau:

  • Thiên tai phát sinh trong Khí quyển (giông, lốc, bão, vòi rồng, rét đậm, rét hại, cháy rừng, sét, ...). Trong đó, cháy rừng ở đây có nguyên nhân tự nhiên xảy ra trong điều kiện thời tiết khô nóng đặc biệt, nhiều trận cháy rừng ở Hoa kỳ và Australia thuộc về loại này.
  • Thiên tai phát sinh trong Thủy quyển (mưa đá, lũ lụt/lũ ống, lũ quét, hạn hán, triều cường, nước biển dâng, ..). Ở các nước khí hậu lạnh tồn tại dạng thiên tai khác như băng lũ trong địa hình núi cao.
  • Thiên tai liên quan đến Sinh quyển (dịch bệnh, bùng phát động thực vật, ..). Bệnh tật có nguyên nhân từ các loại vi rút và ký sinh trùng gây bệnh thường tồn tại trong tự nhiên, tuy nhiên vào lúc thời tiết khí hậu thay đổi đột biến có thể phát triển tạo thành dịch. Tương tự như vậy, việc bùng phát động thực vật gây hại có thể trở thành thiên tai đối với con người, như: nạn bùng nổ sâu hại, nạn cào cào bay, v.v.
  • Thiên tai phát sinh trong Thạch quyển (động đất, núi lửa, sóng thần, nứt đất, trượt lở, sạt lở, v.v.). Thiên tai động đất, núi lửa và sóng thần thường chỉ liên quan đến các cấu trúc đặc biệt của vỏ trái đất, nên chỉ hiện diện trong phạm vi hẹp, nhưng mức độ tàn phá là rất lớn.
  • Thiên tai phát sinh từ Vũ Trụ: thiên thạch rơi, bùng nổ tia gama, sóng và bức xạ từ Mặt trời, v.v. Các thiên tai này ít được con người chú ý vì hiếm khi xảy ra, tuy nhiên hiện nay các thiên tai từ Vũ trụ đang được các quốc gia phát triển quan tâm (Hộp 3).

Thiên tai được phân loại như thế nào?
Thiên thạch rơi ở Chelyabinsk, Liên bang Nga. Vụ nổ do thiên thạch rơi xảy ra vào lúc 9h20’(03h02’ GMT) ngày 15 tháng 2 năm 2013 tại thành phố Chelyabinsk, Liên bang Nga, làm 2.000 ngôi nhà trong thành phố bị vỡ kính và 500 người dân bị thương vì mảnh kính văng. Theo đánh giá của các nhà khoa học, vụ nổ trên gây ra bởi một thiên thạch đường kính 17m bị cháy nổ ở độ cao 30 km trên bầu trời thành phố Chelyabinsk. Năng lượng vụ nổ tạo nên tương đương với năng lượng của 300 quả bom nguyên tử mà Hoa Kỳ ném xuống thành phố Hiroshima năm 1945. Các nhà khoa học Nga đã trục vớt được mảnh thiên thạch lớn nhất rơi trong hồ băng gần thành phố Chelyabinsk, nặng gần 500 kg. Kết quả nghiên cứu cho thấy thiên thạch có thành phần chủ yếu là Silicat – thiên thạch đá theo cách phân loại của các nhà địa chất.

  • Ba loại thiên thiên tai đầu tiên thường có mối quan hệ với biến đổi khí hậu Trái đất
  • Hai loại thiên tai cuối cùng thường không liên quan nhiều với biến đổi khí hậu, ít xảy ra và xảy ra trong phạm vị hẹp, nhưng khi xảy ra thường gây nên thiệt hại rất lớn đối với con người, đôi khi là thảm họa.

Ví dụ như trận động đất và sóng thần Fukushima ở Nhật Bản năm 2011, động đất và sóng thần ở Indonesia năm 2004, sự kiện Tungust ở Liên bang Nga năm 1906, v.v.

Phân loại thiên tai theo cường độ và mức độ thiệt hại

Hiểm họa (Peril, Hazard): Là hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội. Thuật ngữ "Hiểm họa tự nhiên" thường đề cập đến các sự kiện cực đoan hoặc các quá trình có nguồn gốc khí tượng thủy văn hoặc địa chất, và thường được phân thành hai nhóm chính dựa trên tốc độ diễn ra hiểm họa, bao gồm:

  • Hiểm họa diễn ra đột ngột, là các hiểm họa tự nhiên diễn ra với tốc độ nhanh (ví dụ như động đất, bão, lũ quét).
  • Hiểm họa diễn ra chậm là các hiểm họa diễn ra trong thời gian dài, dẫn tới tình trạng nguy hiểm (ví dụ như hạn hán diễn ra trong một thời gian dài, gây nên sự khan hiếm lương thực, suy dinh dưỡng và thậm chí là gây ra nạn đói). Ngày càng trở nên khó phân biệt giữa các hiểm họa tự nhiên và hiểm họa do con người gây ra.

Ví dụ như phá rừng trên sườn núi có thể dẫn đến lũ quét và sạt lở đất khi trời mưa to. Các bãi chôn lấp, các vật làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước hoặc xây dựng không đúng cách cũng có thể dẫn đến lũ lụt. Sạt lở đất, lũ lụt, hạn hán và hỏa hoạn là các ví dụ về sự kết hợp giữa các nguyên nhân gây ra chúng có thể là các hiện tượng tự nhiên và các hoạt động của con người. Một hiểm họa khi xảy ra có thể dẫn tới các hiểm họa khác, ví dụ như động đất có thể dẫn tới sự hình thành sóng thần, sạt lở đất và hỏa hoạn; trong khi bão có thể dẫn đến lũ lụt và nước dâng.

Thảm họa (Catastrophe): Thảm họa là trạng thái thiệt hại to lớn của quốc gia, khu vực, cộng đồng khi xảy ra thiên tai, ví dụ: sự tổn thất lớn về sinh mạng, nhà ở và các công trình xây dựng, sự ô nhiễm và hủy hoại môi trường sống,... khi xảy ra thiên tai. Thảm họa là biểu hiện cao nhất của hiểm họa thiên tai, gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng tới cộng đồng và có phạm vi ảnh hưởng rộng, dẫn tới các thiệt hại lớn và gây gián đoạn cuộc sống bình thường của cộng đồng. Các tác động của thảm họa có thể bao gồm thiệt hại về người, gây thương tích, dịch bệnh và các tác động xấu tới sức khỏe con người, tinh thần và phúc lợi xã hội, thiệt hại về của cải vật chất, hủy hoại tài sản, đình trệ các dịch vụ, gián đoạn các hoạt động kinh tế xã hội và suy thoái môi trường.

Theo Luật phòng, chống thiên tai của Việt Nam năm 2013, mức độ rủi ro thiên tai được phân chia thành 5 cấp độ theo các tiêu chí: cường độ hay mức độ nguy hiểm của thiên tai, phạm vi ảnh hưởng của thiên tai, khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản, công trình hạ tầng và môi trường. Ở bình diện quốc tế, mức độ rủi ro thiên tai thường được chia thành 5 cấp (từ 1 đến 5) theo mức độ tăng dần của cường độ thiên tai, trong đó cấp 5 là cấp độ thiên tai ở tình trạng khẩn cấp mà việc đối phó phải do Nguyên thủ quốc gia quyết định. Ví dụ, thang đánh giá bão Saffir Simpson được áp dụng ở Hoa Kỳ và nhiều nước phương tây chia làm 5 cấp dựa theo tốc độ gió và sóng cồn ở tâm bão (Bảng 1).

Thiên tai được phân loại như thế nào?
Bảng 1: Thang đánh giá bão Saffir Simpson.

Phân loại thiên tai theo các vùng lãnh thổ

Trong các hoạt động phòng ngừa rủi ro thiên tai theo Luật phòng, chống thiên tai năm 2013, Điểm b, Mục 1, Điều 17 đã ghi rõ nhiệm vụ “đánh giá rủi ro, phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai”. Hoạt động phân vùng tạo điều kiện cho chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương đưa ra các phương án tối ưu cho việc phòng, chống và giảm thiểu đối với các rủi ro có xác xuất xảy ra cao. Công việc này sẽ được tiến hành cho toàn bộ lãnh thổ nước ta trong thời gian tới. Trong tài liệu này, chúng tôi đề xuất đưa ra phân loại thiên tai theo vùng lãnh thổ dựa trên hai nhóm thông số: tính thường xuyên của thiên tai và cường độ/mức độ tác động dự kiến của thiên tai.

  • Tính thường xuyên của thiên tai được chia thành các mức: Rất thường xuyên (RT), thường xuyên (T), hiếm khi xảy ra (H) và không có khả năng xảy ra (KT).
  • Cường độ/mức độ tác động của thiên tai được chia thành các mức: Rất mạnh (RM), mạnh (M), vừa phải (V), yếu (Y), và bằng 0.

Bảng phân loại định tính theo các mức nói trên cho 6 vùng lãnh thổ đặc thù của nước ta được trình bày trong Bảng 2.

Thiên tai được phân loại như thế nào?
Bảng 2: Đề xuất phân loại thiên tai theo các vùng lãnh thổ đặc thù ở Việt Nam.

Theo Bảng 2, ví dụ đối với thiên tai sóng thần, vùng núi phía Bắc, Tây nguyên và Đông Nam bộ không thể xảy ra, trong khi đó bốn vùng còn lại hiếm khi xảy ra, nhưng nếu xảy ra thì tác động sẽ rất lớn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bia sản xuất từ nước thải - giải pháp mới trong thời kỳ hạn hán

Bia sản xuất từ nước thải - giải pháp mới trong thời kỳ hạn hán

Loại đồ uống này sử dụng một thành phần không ngờ tới chính là nước thải tái chế từ một tòa nhà ở San Francisco, Mỹ.

Đăng ngày: 12/10/2023
Cuộc tìm kiếm linh hồn và thế giới bên kia: Một nhà khoa học chứng minh điều đó bằng chính mạng sống của mình

Cuộc tìm kiếm linh hồn và thế giới bên kia: Một nhà khoa học chứng minh điều đó bằng chính mạng sống của mình

Một nhà khoa học và tâm linh tên Thomas Lynn Bradford đã tự kết liễu đời mình với hy vọng chứng minh được có thế giới bên kia.

Đăng ngày: 11/10/2023
Phát hiện bất ngờ: Các nguyên tử sắt

Phát hiện bất ngờ: Các nguyên tử sắt "chạy loạn" trong lõi rắn Trái đất

Các nhà vật lý tiến gần hơn đến việc giải đáp một trong những bí ẩn lớn nhất của địa vật lý: Trái đất cung cấp năng lượng cho từ trường của nó bằng cách nào?

Đăng ngày: 11/10/2023
Có gì trên 300 hòn đảo nhân tạo trị giá hàng chục tỷ đô dành cho giới siêu giàu của Dubai?

Có gì trên 300 hòn đảo nhân tạo trị giá hàng chục tỷ đô dành cho giới siêu giàu của Dubai?

Ngoài bờ biển Dubai là hàng trăm hòn đảo nhân tạo được xây dành riêng cho giới siêu giàu.

Đăng ngày: 11/10/2023
Không gắn kim cương hay đá quý, chiếc đồng hồ này vẫn có giá gần 6 tỷ đồng, ghi danh Guinness vì kỷ lục độc đáo

Không gắn kim cương hay đá quý, chiếc đồng hồ này vẫn có giá gần 6 tỷ đồng, ghi danh Guinness vì kỷ lục độc đáo

Chủ thương hiệu tạo nên chiếc đồng hồ này đã mất 20 năm để tìm mỗi " mảnh ghép" cần thiết, được kỳ công thu thập từ châu Á, châu Phi cho đến Nam Mỹ.

Đăng ngày: 11/10/2023
Trang trại điện gió lớn nhất thế giới cung cấp điện cho Anh

Trang trại điện gió lớn nhất thế giới cung cấp điện cho Anh

Turbine đầu tiên trong số 277 turbine ở trang trại Dogger Bank đi vào hoạt động, đánh dấu cột mốc quan trọng hướng tới sản xuất điện cho 6 triệu hộ gia đình một năm.

Đăng ngày: 11/10/2023
Khi con người có xu hướng di cư đến những nơi

Khi con người có xu hướng di cư đến những nơi "trú ẩn khí hậu"

Khi thiên tai xuất hiện ngày một nhiều và khó dự đoán trên Trái đất, nhiều người quyết định rời bỏ nhà cửa đến những nơi có khí hậu ổn định, ôn hòa.

Đăng ngày: 11/10/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News