Thiên thạch đã tạo ra những loại đá cổ xưa nhất của Trái đất

Theo tạp chí Nature Geoscience, một số loại đá lâu đời nhất trên Trái đất có thể hình thành do sự tan chảy của đá bazan trong quá trình thiên thạch bắn phá Trái đất.

Điều này giải thích tại sao chúng chứa ít silicon và sắt hơn các loại đá khác ở phần trung tâm lục địa.

Vào thời xa xưa, khi vừa mới hình thành,Trái Đất đã bị các thiên thạch bắn phá. Ngày nay, người ta tin rằng thiên thạch rơi trên bề mặt và hình thành các hố lớn trên Trái đất. Điều này có ảnh hưởng đáng kể đến bề mặt Trái đất: những tảng đá tan chảy và trộn lẫn với nhau. Tuy nhiên, chúng ta ít được biết về thời kỳ tồn tại đầu của Trái Đất, bởi vì loại đá có niên đại từ 3,8 tỉ năm trước là cực kỳ hiế

Đôi khi các nhà khoa học tìm thấy những hạt zircon có kích thước nhỏ hơn, thuộc về thời kỳ Archaean - khoảng 4,4 tỉ năm trước. Một số nhà nghiên cứu cho rằng Trái đất bị bao phủ bởi một số lượng lớn đá felsic nóng chảy, chủ yếu là các khoáng chất với hàm lượng silica cao.

Thiên thạch đã tạo ra những loại đá cổ xưa nhất của Trái đất
Vào thời xa xưa, khi vừa mới hình thành, Trái Đất đã bị các thiên thạch bắn phá - (Ảnh: Public Domain).

Loại đá felsic lâu đời nhất được biết đến ngày nay là các loại đá Idiwhaa gneisses có tuổi 4,02 tỉ năm. Những tảng đá Idiwhaa gneisses đã được tìm thấy ở phía Tây Bắc Canada. Điều thú vị là chúng khác nhau về thành phần so với các loại đá felsic khác xuất hiện trong vỏ của các lục địa cổ đại. Điều này cho thấy rằng, các loại đá Idvinaha gneisses được hình thành dưới ảnh hưởng của các quá trình khác.

Để tìm ra những quá trình chịu trách nhiệm cho sự hình thành của các khối đá felsic lâu đời nhất, một nhóm địa chất do Tim E. Johnson thuộc Đại học Curtin, Úc, tiến hành mô phỏng thủy động lực học. Các nhà nghiên cứu cho rằng, loại đá Idiwhaa gneisses có thể hình thành khi nung chảy đá bazan cổ xưa hơn (đá mafic) với hàm lượng silica thấp và hàm lượng magie và sắt cao.

Các nhà khoa học đã xác định thành phần của lớp vỏ trái đất nguyên thủy, cũng như nhiệt độ và áp suất cần thiết để nó tan chảy và hình thành một phần đá Idiwhaa gneisses.

Mô phỏng cho thấy quá trình này xảy ra ở áp suất rất thấp, khoảng 0,1 hectopascal và nhiệt độ khoảng 800-900 độ C. Theo các nhà nghiên cứu, chỉ có thiên thạch bắn phá mới có thể tạo ra các điều kiện như vậy. Các nhà địa chất đã tiến hành mô hình hóa bổ sung, theo đó, một thiên thạch 10km rơi trên lớp vỏ mafic (đá bazan cổ hơn) ở tốc độ 12-17km/giây.

Hóa ra, ở khoảng cách từ 10 đến 50km từ nơi thiên thạch rơi và ở độ sâu lên đến 3km, quả là đã hình thành loại đá tương tự như ở Tây Bắc Canada. Theo các nhà khoa học, đá felsic rất phổ biến khoảng 4 tỉ năm trước, nhưng do quá trình kiến ​​tạo, chúng gần như biến mất.

Tuy nhiên, khoa học còn biết rất ít về thành phần của Trái đất cổ đại, vì vậy, không thể giả định chắc chắn thành phần của lớp vỏ Trái đất là gì. Có lẽ, trong tương lai, các nhà địa chất sẽ có thể tìm thấy thêm bằng chứng khẳng định giả thuyết trên.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tiểu hành tinh vận tốc hơn 32.000km/h sắp lao qua Trái đất

Tiểu hành tinh vận tốc hơn 32.000km/h sắp lao qua Trái đất

2016 NF23, tiểu hành tinh với đường kính ước tính là 70 - 160m sắp bay tới gần Trái Đất, Mirror đưa tin. Nó không va chạm mà sẽ lao qua cách hành tinh xanh hơn 5 triệu km vào ngày 29/8, theo NASA.

Đăng ngày: 23/08/2018
Tham quan

Tham quan "con đường dài nhất" trên Trạm vũ trụ Quốc tế ISS

Thông qua đoạn video gần 2 phút của phi hành gia người Nga, chúng ta sẽ có cơ hội theo dõi không gian sinh sống trên Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS) như thế nào.

Đăng ngày: 23/08/2018
Sản xuất gạch từ bụi Mặt trăng xây khu định cư ngoài Trái đất

Sản xuất gạch từ bụi Mặt trăng xây khu định cư ngoài Trái đất

Bụi mặt trăng có thể được sử dụng để đóng gạch giúp các phi hành gia định cư dài hạn trên Mặt Trăng trong tương lai.

Đăng ngày: 23/08/2018
Trái đất có sự sống nhờ hành tinh Theia lao thẳng vào

Trái đất có sự sống nhờ hành tinh Theia lao thẳng vào

Các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng cho thấy sự kiện hành tinh Theia to bằng sao Hỏa lao vào trái đất, bắt đầu sự sống và tạo nên Mặt trăng là có thật.

Đăng ngày: 23/08/2018
Các nhà khoa học xác nhận băng tồn tại trên Mặt Trăng

Các nhà khoa học xác nhận băng tồn tại trên Mặt Trăng

Thiết bị quang phổ hình ảnh của NASA lần đầu tiên phát hiện băng bên trong các miệng núi lửa ở hai cực của Mặt Trăng.

Đăng ngày: 22/08/2018
Nước hóa ra có đầy ngoài thiên hà của chúng ta, và sự sống cũng vậy

Nước hóa ra có đầy ngoài thiên hà của chúng ta, và sự sống cũng vậy

Cho đến thời điểm hiện tại, Trái đất vẫn đang là hành tinh duy nhất được xác nhận là có sự sống. Mọi thứ sự sống ở hành tinh khác vẫn chỉ đang ở mức giả thuyết.

Đăng ngày: 22/08/2018
Kết cục diệt vong nếu Mặt trời nhỏ hơn Trái đất

Kết cục diệt vong nếu Mặt trời nhỏ hơn Trái đất

Nếu nhỏ lại so với Trái, Mặt Trời sẽ cháy rụi, Trái Đất cũng như các hành tinh trong hệ sẽ trôi nổi, kéo theo sự sống bị xóa sổ.

Đăng ngày: 22/08/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News