Thiên thạch đâm xuyên nóc nhà
Một cục thiên thạch vừa đâm xuyên qua mái vườn cây của một gia đình ở Oslo (Na Uy) và rơi xuống đất.
Cục đá nặng 585g, và bị tách làm đôi sau khi rơi xuống. Theo các chuyên gia, có thể cục đá này có nguồn gốc từ thiên thạch quan sát được từ Na Uy vào ngày 1/3. Nhà vật lý học thiên thể Knut Joergen Roed Oedegaard và vợ Anne Mette Sannes, một người đặc biệt quan tâm tới các thiên thể, phát hiện ra vật thể này là breccia, tức là đá cấu tạo từ các mảnh vỡ của khoáng chất.
“Đây là điều rất thú vị vì hiếm khi một mảnh thiên thạch đâm xuyên qua mái, và đây lại là breccia, loại thiên thạch rất khó tìm", Sannes nói.
Cục thiên thạch tách làm đôi sau khi rơi xuống mặt đất. (Nguồn: AFP)
Các thiên thạch chuyển động rất nhanh trong vũ trụ và thường bị vỡ ra khi đi vào tầng khí quyển của trái đất, nhưng rất hiếm khi chúng rơi vào những khu vực có người sinh sống, nhà nghiên cứu Serge Koutchmy ở Viện vật lý học thiên thể Paris cho biết.
“Gia đình đó rất may mắn, vì mảnh thiên thạch không gây thiệt hại gì nhiều, mà nó còn mang lại một khoản tiền kha khá", Koutchmy nói.
Một thiên thạch rơi từ sao Hỏa có thể được bán với giá 876 USD mỗi gram, nhà địa vật lý Hans Amundsen cho biết. Hiện vẫn chưa rõ mảnh thiên thạch vừa rơi xuống Oslo có nguồn gốc từ đâu và nó hiếm tới mức nào.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
