Thiên thạch gây ra vết lõm "không thể sửa" cho kính James Webb

Một thiên thạch lớn ngoài dự kiến đâm vào kính viễn vọng không gian James Webb cuối tháng 5, để lại vết lõm trên tấm gương mạ vàng.

Kính viễn vọng không gian James Webb của NASA phóng ngày 25/12/2021. Đến nay kính đã va chạm với ít nhất 19 thiên thạch nhỏ - trong đó có một viên khá lớn để lại thiệt hại rõ ràng trên một trong 18 mảnh gương mạ vàng của chiếc kính, theo báo cáo trên cơ sở dữ liệu arXiv.org hôm 12/7.

Thiên thạch gây ra vết lõm không thể sửa cho kính James Webb
Một vi thiên thạch lớn đâm vào gương C3 của kính viễn vọng không gian James Webb, để lại hư hại vĩnh viễn (đốm trắng sáng ở mảnh gương góc dưới bên phải). (Ảnh: NASA/CSA/ESA)

Trong báo cáo, các chuyên gia NASA chia sẻ những hình ảnh đầu tiên cho thấy mức độ thiệt hại. Trên mảnh gương C3 ở góc dưới bên phải, vị trí va chạm xuất hiện dưới dạng một vết lõm trắng sáng nổi bật giữa mặt gương mạ vàng.

Vụ va chạm nhiều khả năng xảy ra từ ngày 23/5 - 25/5, để lại thiệt hại "không thể sửa chữa" cho một phần nhỏ của tấm gương, nhóm chuyên gia cho biết. Tuy nhiên, vết lõm nhỏ này dường như không ngăn cản hoạt động của James Webb. Thực tế, hiệu suất của kính viễn vọng này còn đang vượt kỳ vọng.

Những thiên thạch siêu nhỏ hay vi thiên thạch (micrometeoroid) là mối đe dọa quen thuộc với các tàu vũ trụ ở quỹ đạo gần Trái Đất. Mạng lưới Giám sát Không gian Mỹ theo dõi hơn 23.000 vật thể trên quỹ đạo có kích thước lớn hơn quả bóng mềm, nhưng có hàng triệu vật thể nhỏ hơn gần như không thể theo dõi được.

Do đó, NASA và các cơ quan vũ trụ khác chuẩn bị trước để đối phó với những vụ va chạm không thể tránh khỏi. "Bất cứ tàu vũ trụ nào cũng sẽ phải đối mặt với các vi thiên thạch", nhóm chuyên gia cho biết trên arXiv.org.

Đến nay, có 6 vi thiên thạch để lại những vết biến dạng dễ thấy trên gương của kính James Webb, tương đương với một vụ va chạm lớn mỗi tháng kể từ khi phóng. Con số này vẫn nằm trong dự kiến. Khi phát triển James Webb, các kỹ sư đã chủ động dùng những vật thể có kích thước như vi thiên thạch đập vào nguyên mẫu gương để kiểm tra xem vụ va chạm ảnh hưởng ra sao đến hoạt động của kính viễn vọng.

Tuy nhiên, điều bất ngờ là kích thước của thiên thạch đã làm lõm gương C3. Thiên thạch này có vẻ lớn hơn so với dự tính của các chuyên gia. Hiện tại, họ đang cố gắng đánh giá tác động mà những vụ va chạm tương tự có thể gây ra với James Webb trong tương lai.

Bất chấp vụ va chạm bất ngờ với gương C3, các nhà nghiên cứu nhận thấy James Webb vẫn đang hoạt động tốt sau 6 tháng thử nghiệm và có tương lai đầy triển vọng. "James Webb được phát triển để mang lại những đột phá trong kho kiến thức của con người về sự hình thành và tiến hóa của các thiên hà, ngôi sao và hệ hành tinh. Giờ chúng tôi biết chắc chắn rằng nó sẽ làm được", họ nhận định.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Giới thiệu tour

Giới thiệu tour "du hành sao Hỏa" ngay tại Trái đất

Công viên Rio Tinto ở tỉnh Huelva (Tây Ban Nha), được biết đến là địa điểm du lịch độc đáo có tên " Sao Hỏa trên Trái Đất".

Đăng ngày: 22/07/2022
Tránh thời tiết xấu, vệ tinh suýt đâm vào rác vũ trụ

Tránh thời tiết xấu, vệ tinh suýt đâm vào rác vũ trụ

Vệ tinh châu Âu Alpha vừa phải điều chỉnh quỹ đạo để tránh thời tiết không gian khắc nghiệt, vừa phải tránh một mảnh rác vũ trụ đang bay tới.

Đăng ngày: 22/07/2022
NASA công bố lịch phóng siêu tên lửa Mặt trăng

NASA công bố lịch phóng siêu tên lửa Mặt trăng

Hệ thống Phóng Không gian khổng lồ mới của NASA có thể cất cánh lần đầu tiên vào tháng sau trong sứ mệnh Mặt Trăng Artemis.

Đăng ngày: 22/07/2022
Ảnh độc mới từ kính viễn vọng James Webb: Thiên hà xuyên không cổ xưa nhất

Ảnh độc mới từ kính viễn vọng James Webb: Thiên hà xuyên không cổ xưa nhất

Kính viễn vọng không gian James Webb của NASA tiếp tục săn được 2 hình ảnh ngoạn mục: Thiên hà GLASS-z13 và GLASS-z11, 13,5 tỉ tuổi, là thiên hà cổ xưa nhất từng được ghi nhận.

Đăng ngày: 22/07/2022
Giải ngố không gian: Những câu hỏi xung quanh tinh vân!

Giải ngố không gian: Những câu hỏi xung quanh tinh vân!

Về cơ bản thì tinh vân là những đám mây khí khổng lồ giữa các vì sao đóng vai trò quan trọng trong vòng đời của các ngôi sao.

Đăng ngày: 21/07/2022
Con người sẽ mất bao lâu để du hành đến sao Mộc?

Con người sẽ mất bao lâu để du hành đến sao Mộc?

Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời với khối lượng bằng hai lần rưỡi tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong Hệ Mặt trời cộng lại.

Đăng ngày: 21/07/2022
Trung Quốc sắp phóng module mới lên trạm Thiên Cung

Trung Quốc sắp phóng module mới lên trạm Thiên Cung

Trung Quốc đang chuẩn bị phóng module thứ hai lên trạm vũ trụ trên quỹ đạo sau khi đưa tên lửa Trường Chinh 5B và module Thiên Vấn tới bệ phóng ở Văn Xương.

Đăng ngày: 21/07/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News