"Thiên thạch" kim loại nặng 2,8kg đâm xuống mặt đất

Vật thể chứa đá và kim loại giống thiên thạch tạo ra tiếng nổ vang xa 2 km khi rơi khiến người dân địa phương hoảng sợ. 

Vật thể giống thiên thạch rơi xuống thị trấn Sanchore, bang Rajasthan, khoảng 6h15 sáng hôm 19/6 (giờ địa phương). Nó tạo ra tiếng nổ có thể nghe thấy từ cách xa 2km.


"Thiên thạch" nặng 2,8kg rơi xuống thị trấn Sanchore. (Ảnh: IANS).

"Có tiếng động rất lớn phát ra khi một vật thể lao từ trên trời xuống vào buổi sáng, giống như máy bay rơi vậy. Tuy nhiên, không ai kịp thấy thứ gì rơi xuống. Phải mất một lúc, mọi người mới phát hiện vật thể lạ trong hố trên mặt đất. Nó rơi cách nhà tôi khoảng 100 m. Chúng tôi lập tức thông báo cho các nhà chức trách", Ajmal Devasi, người dân địa phương, kể lại.

Vật thể vẫn tỏa nhiệt sau ba tiếng rơi xuống khiến nhiều người lo ngại nó có thể phát nổ. Do đó, nhà chức trách yêu cầu người dân tránh xa khu vực này. "Chúng tôi tới nơi và thấy khối kim loại đen nằm trên mặt đất. Nó có cạnh tròn, đâm xuống tạo thành vết lõm 12-15 cm. Chúng tôi đợi nó nguội rồi cho vào bình thủy tinh bảo quản. Trước đó, chúng tôi đã cân và xác định nó nặng 2,8 kg", Arvind Purohit, người đứng đầu sở cảnh sát Sanchore, cho biết.

"Thiên thạch" sẽ được mang đến Cơ quan Khảo sát Địa chất Ấn Độ (GSI) để nghiên cứu. Khoa địa chất của Đại học Jai Narayan Vyas cũng bày tỏ sự quan tâm đến vật thể này. "Tôi đã xin chính quyền Jalore tạo cơ hội để nghiên cứu nó. Chúng tôi từng nghiên cứu một số thiên thạch. Nếu được cung cấp dù chỉ một mảnh nhỏ của vật thể này, chúng tôi cũng có thể tiến hành nghiên cứu trong 3-4 ngày với thiết bị và kiến thức của mình", Suresh Chandra Mathur, trưởng khoa địa chất của Đại học Jai Narayan Vyas, chia sẻ.

Ông cũng nhận định, đây nhiều khả năng là một mảnh thiên thạch sắt-đá do lớp vỏ sắt-niken bên ngoài. Việc phân tích vật thể như vậy sẽ góp phần củng cố hoạt động nghiên cứu địa phương.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 30/03/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 29/03/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
10 câu đố vui về vũ trụ

10 câu đố vui về vũ trụ

Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Đăng ngày: 25/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News