Thiên thạch lặng lẽ tấn công trái đất

Một thiên thạch nổ tung trên bầu trời Indonesia với sức tương đương ba quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima, song không có bất kỳ kính thiên văn nào phát hiện ra nó.

Theo các nhà thiên văn của Đại học Western Ontario (Canada), vào ngày 8/10, thiên thạch nói trên lao vào khí quyển địa cầu và hướng về phía tỉnh Nam Sulawesi, Indonesia nhưng phát nổ trên không. Những người dân địa phương đã phát hiện vụ nổ. Các trạm theo dõi vũ trụ cách đó khoảng 16.000 km cũng ghi nhận sóng âm mạnh từ vụ nổ.

Điều khiến giới khoa học lo ngại là chẳng có bất kỳ kính thiên văn nào phát hiện sự xâm nhập của thiên thạch. Họ cho rằng nếu kích thước của thiên thạch lớn hơn, nó có thể gây nên thảm họa. 

Ảnh minh họa thiên thạch lao về phía trái đất. (Ảnh: Getty Images)

Telegraph cho hay, thiên thạch có đường kính khoảng 10 m và lao vào khí quyển với tốc độ chừng 72.000 km/h. Do cọ xát với không khí, nó nóng lên rất nhanh và phát nổ với lực công phá tương đương 50.000 tấn thuốc nổ TNT, hay ba lần quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản vào năm 1945.

May mắn thay, do vụ nổ xảy ra ở độ cao 15-20 km so với mực nước biển nên nó không gây ra bất kỳ thiệt hại nào trên mặt đất. Tuy nhiên, nếu thiên thạch lớn hơn (với đường kính 20-30 m), nó có thể gây nên thảm họa hủy diệt. 

"Bom nguyên tử" không gian (Ảnh: kp.ru)

Từ trước tới nay giới thiên văn hiếm khi phát hiện được những vật thể có đường kính nhỏ hơn 100 m khi chúng xâm nhập bầu khí quyển trái đất. Tim Spahr, giám đốc Trung tâm Tiểu hành tinh của Mỹ tại thành phố Cambridge, bang Massachusetts, cảnh báo rằng có vô số thiên thạch nhỏ đã lao xuống địa cầu nhưng chúng ta không hề biết.

"Nếu muốn phát hiện thiên thạch nhỏ, chúng ta phải xây dựng những kính thiên văn lớn hơn tất cả những kính hiện nay. Một nghiên cứu cho thấy thiệt hại mà một vật thể từ vũ trụ có đường kính 20 m gây ra có thể lên tới nhiều tỷ USD", ông nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vũ trụ có mùi gì?

Vũ trụ có mùi gì?

Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.

Đăng ngày: 03/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News