Thiên thạch lớn "bằng ngọn núi" đang tiến đến gần Trái đất

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đang theo dõi một tiểu hành tinh "có thể gây nguy hiểm" có kích thước bằng một ngọn núi đang tiến đến gần Trái đất với tốc độ hơn 67.000km/h.

Thiên thạch này dự kiến bay ngang qua Trái Đất lúc 16h45 ngày 21/5, theo giờ ban ngày miền Đông Mỹ - EDT (tức 3h45 ngày 22/5 theo giờ Việt Nam), và may mắn là ở một khoảng cách an toàn, theo Korea Times.

"Các tiểu hành tinh có thể gây nguy hiểm đang được xác định dựa trên các thông số đo lường khả năng tiểu hành tinh này tiếp cận Trái Đất một cách đe dọa", NASA cho biết.

"Cụ thể, tất cả các tiểu hành tinh có khoảng cách giao nhau quỹ đạo tối thiểu 0,05 (đơn vị thiên văn) trở xuống và độ lớn tuyệt đối từ 22,0 trở xuống đều được xem là tiểu hành tinh có thể gây nguy hiểm".

Thiên thạch lớn bằng ngọn núi đang tiến đến gần Trái đất
Hình ảnh mô phỏng của NASA về tiểu hành tinh có kích thước bằng một ngọn núi. (Ảnh: NASA).

Tiểu hành tinh nói trên - được Trung tâm Nghiên cứu Vật thể gần Trái Đất (CNEOS) của NASA xác định là 1997 BQ - lớn gần gấp đôi tòa nhà Burj Khalifa ở Dubai, cấu trúc nhân tạo cao nhất thế giới.

Nó được quan sát thấy lần đầu tiên vào ngày 16/1/1997. Sau khi phân tích quỹ đạo của nó, NASA kết luận rằng tiểu hành tinh này đi theo quỹ đạo rộng quanh Mặt Trời, trên mặt phẳng giữa sao Hỏa và sao Mộc.

Khi di chuyển xung quanh Mặt trời, tiểu hành tinh thỉnh thoảng giao nhau với quỹ đạo của Trái đất. Do đó, nó đã được coi là một thành viên của nhóm thiên thạch Apollo.

Kích thước khổng lồ và quỹ đạo gần Trái đất của nó là những lý do chính khiến 1997 BQ được xếp vào loại thiên thể có thể gây nguy hiểm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lộ diện

Lộ diện "Hệ Mặt trời ngược đời" có hành tinh ôn đới lạ

Hệ sao HD 164922 có tới 3 hành tinh mang đặc điểm của các hành tinh trong Hệ Mặt trời, nhưng tính chất của chúng bị xáo trộn kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia.

Đăng ngày: 21/05/2020
NASA đề xuất “Hiệp ước Artemis”: Quy tắc ứng xử của các nước khi khám phá vũ trụ

NASA đề xuất “Hiệp ước Artemis”: Quy tắc ứng xử của các nước khi khám phá vũ trụ

Nghe thì có vẻ giống phim khoa học viễn tưởng, nhưng không, mới đây NASA vừa mới đề xuất một bộ quy tắc ứng xử để các cơ quan nghiên cứu không gian của các nước…

Đăng ngày: 20/05/2020
Mảnh vỡ tên lửa Trung Quốc rơi xuống ngôi làng châu Phi

Mảnh vỡ tên lửa Trung Quốc rơi xuống ngôi làng châu Phi

Khối rác vũ trụ lớn nhất rơi xuống bề mặt Trái đất trong gần 3 thập kỷ thuộc về con tàu vũ trụ mà Trung Quốc phóng lên đầu tháng 5.

Đăng ngày: 19/05/2020
Lần đầu tiên khám phá ra

Lần đầu tiên khám phá ra "nhịp tim" của ngôi sao bí ẩn

Lần đầu tiên, các nhà thiên văn học đã khám phá ra "nhịp tim" của một ngôi sao bí ẩn .

Đăng ngày: 18/05/2020
NASA sắp tạo ra mưa sao băng nhân tạo?

NASA sắp tạo ra mưa sao băng nhân tạo?

Mưa sao băng nhân tạo đầu tiên trên hành tinh có thể xảy ra trong thời gian tới khi NASA lên kế hoạch thực hiện biện pháp phòng thủ Trái Đất.

Đăng ngày: 17/05/2020
Tên lửa Trường Chinh 5B của Trung Quốc rơi xuống Trái đất không kiểm soát

Tên lửa Trường Chinh 5B của Trung Quốc rơi xuống Trái đất không kiểm soát

Phần còn lại của tên lửa do Trung Quốc chế tạo trở thành khối rác vũ trụ lớn nhất rơi xuống bề mặt Trái Đất trong gần 3 thập kỷ.

Đăng ngày: 14/05/2020
Phát hiện

Phát hiện "siêu Trái đất" ở cách 25.000 năm ánh sáng

Ngoại hành tinh mới tìm thấy có khối lượng gấp 4 lần Trái Đất, quay quanh ngôi sao chỉ nhỏ bằng 1/10 so với Mặt Trời.

Đăng ngày: 14/05/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News