Thiên thạch lớn cỡ nào có thể phá hủy Trái đất?
Thiên thạch có kích thước bằng một ngôi nhà khi phát nổ có thể gây ra sức công phá mạnh hơn cả bom nguyên tử năm 1945, san bằng hầu hết tòa nhà trong bán kính gần 2.500m.
Nhân loại từng chứng kiến nhiều vụ thiên thạch va chạm với Trái đất, gây ra mức độ thiệt hại khác nhau, tùy theo kích thước của thiên thạch. Chẳng hạn như vụ thiên thạch Chelyabinsk rơi xuống nước Nga vào năm 2013, phá vỡ các cửa sổ và tường của các tòa nhà hay sự kiện Tunguska năm 1908 san phẳng 1 thành phố… Một số ít thiên thạch có thể gây ra sự tuyệt chủng toàn cầu, như Bán đảo Yucatan của Mexico 66 triệu năm trước. (Ảnh: Business Insider).
Trên thực tế, hầu hết thiên thạch đều có kích thước nhỏ hơn một chiếc ôtô và bốc cháy trong không gian. Tuy nhiên, những thiên thạch lớn hơn như vậy đều ẩn chứa rủi ro. Một số phát nổ gần bề mặt Trái đất, tạo ra sóng xung kích đủ mạnh để phá vỡ cửa kính. Thiên thạch khi nổ còn có thể phát ra ánh sáng mạnh, gây cháy sạm da. (Ảnh: Business Insider).
Theo ước tính của NASA và công trình nghiên cứu "Impact Earth" từ Đại học Purdue (Mỹ), thiên thạch có kích thước bằng một ngôi nhà khi phát nổ trong bầu khí quyển có thể gây ra sức công phá mạnh hơn cả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima năm 1945, san bằng hầu hết tòa nhà trong bán kính gần 2.500m. (Ảnh: Business Insider).
Nếu thiên thạch phát nổ có kích thước tương đương một tòa nhà 20 tầng thì với tốc độ và góc tấn công phù hợp, nó có thể hủy diệt khu vực có diện tích ngang ngửa thủ đô Paris (khoảng 106km²). (Ảnh: Business Insider).
Trong khi đó, thiên thạch có diện tích cỡ một sân bóng đá (khoảng 7000m²) có thể san phẳng bề mặt có diện tích gần bằng thành phố New York (khoảng 1.200km²), gây ra trận động đất mạnh 7,7 độ mà con người có thể cảm nhận từ khoảng cách hơn 1.500km. (Ảnh: Business Insider).
Theo ước tính của NASA, để gây ra những thay đổi lớn đối với Trái đất, thiên thạch phải có đường kính khoảng hơn 800m. Với kích thước này, thiên thạch khi va vào Trái đất sẽ phá hủy một khu vực có diện tích tương đương bang Virginia Mỹ (gần 111 km²). Ngay lập tức, bụi từ vụ va chạm sẽ che khuất ánh nắng Mặt Trời, dẫn đến những thay đổi nhanh chóng về khí hậu trên Trái đất. (Ảnh: Business Insider).
Nếu thiên thạch có kích thước bằng đỉnh Everest đổ bộ Trái đất, nó sẽ tạo ra một hố lửa rộng hơn 160km, xóa sổ hầu hết sự sống trên Trái đất. (Ảnh: Business Insider).
Khi một tiểu hành tinh có diện tích tương đương thành phố London (hơn 1.500km²) va vào Trái đất, không chỉ hủy diệt toàn bộ sự sống mà còn làm chậm quá trình quay của Trái đất, khiến một ngày dài thêm gần nửa giây. Ceres là tiểu hành tinh lớn nhất từng được biết đến, có kích thước tương đương bang Texas (gần 700km²). May mắn thay, Ceres không có cơ hội tấn công Trái đất. (Ảnh: Business Insider).

Lần đầu tiên phát hiện neutrino "ma quái" bên trong máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới
Lần đầu tiên, các nhà vật lý đã tạo ra và phát hiện ra các "hạt ma" năng lượng cao bên trong máy nghiền nguyên tử lớn nhất thế giới.

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"
Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất
