Thiên thạch nghìn đô rơi thủng mái nhà một gia đình người Thái Lan
Đúng là "tiền từ trên trời rơi xuống" mà.
Một buổi sáng tưởng như bình thường lại trở nên bất thưởng bởi hiện tượng lạ tại huyện Muang, tỉnh Phitsanulok, Thái Lan. Một viên đá, có lẽ là mảnh thiên thạch, đã rơi xuyên mái nhà của một người dân, gây hư hại nhẹ trong nhà.
Nhiều người trong khu vực, tính cả chủ nhà, đã nghe thấy một tiếng nổ lớn ít lâu trước đó, rất có thể đó là tiếng nổ sóng âm của mảnh thiên thạch khi đi vào tầng khí quyển Trái Đất.
Cận cảnh mảnh thiên thạch rơi thủng mái nhà người dân Thái Lan.
Viên đá trên sẽ phải qua thử nghiệm trước khi người ta chắc chắn được đó là một mảnh thiên thạch, nhưng có vẻ như những hình ảnh ban đầu về viên đá này đã cho chúng ta một bằng chứng đáng tin rằng đây là thiên thạch.
Lõi viên đá có màu xám, màu đặc trưng trong các viên đá thiên thạch thường được tìm thấy, phần vỏ ngoài tối màu rất có thể là phần đá bị cháy xém bởi sức nóng khủng khiếp khi mảnh thiên thạch xuyên qua bầu khí quyển với tốc độ cực lớn.
Nhưng trong câu chuyện của chủ nhà, ta thấy có điều khá lạ: cô chủ nhà nói rằng viên đá rất nóng khi được nhặt lên. Thường thì một mảnh thiên thạch khi xuyên qua bầu khí quyển chỉ nóng trong giây lát, tốc độ của nó giảm từ 5 lần vận tốc âm thanh xuống dưới vận tốc âm thanh. Khi tới khoảng khí quyển 80-100km trên bề mặt Trái Đất, việc mảnh thiên thạch cọ sát với bầu không khí làm cho không khí và bản thân nó nóng lên, nóng tới mức phát sáng và khi ấy, nó chính thức trở thành một "sao băng".
Lỗ thủng do thiên thạch rơi tạo ra.
Dù vậy, nó sẽ sớm giảm tốc độ, chỉ rơi xuống mặt đất với vận tốc vài trăm km/h và sẽ chạm đất chỉ trong vài phút. Không khí trên cao rất lạnh, vì vậy mảnh thiên thạch khi chạm đất sẽ rất lạnh chứ không nóng như nhiều người nhầm tưởng.
Cũng rất có thể rằng, chủ nhà đã nhầm lẫn giữa nóng và lạnh. Không, các bạn đừng vội cười! Nếu bạn chạm vào vật gì đó cực lạnh thì cảm giác đầu tiên cũng như chạm vào vật gì cực nóng vậy.
Tuy nhiên, như đã nói trước đó, vẫn cần phải làm thêm nhiều thử nghiệm trước khi chắc chắn rằng đây là gì. Cô chủ nhà nói rằng cô sẽ giữ nó như một thứ bùa may được ban xuống từ trên trời. Và thường thì, những mảnh thiên thạch rất có giá trị với những người sưu tập. Với một mảnh thiên thạch nặng tầm 300 gram như mảnh này, nó có thể mang về hàng ngàn USD cho người bán, có vẻ như mảnh thiên thạch đúng là mang lại vận may.
Cô chủ nhà và viên thiên thạch.
Một điều may mắn khác là không ai bị thương bởi viên đá "trời cho" này. Nặng gần gấp đôi một quả bóng chày, và bay với tốc độ lên tới cả trăm km trên giờ, hẳn là cảm giác khi trúng phải không dễ chịu gì.
Dù vậy thì tỉ lệ trúng được cũng rất thấp. Đến 3/4 bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi nước và trong 1/4 phần đất liền còn lại cũng có rất nhiều vùng đất không có người ở. Theo như tính toán thì thiên thạch rơi vào vùng đông dân cư rất hiếm, và thiên thạch rơi trúng ai/cái gì còn hiếm hơn nữa. Chỉ một vài trường hợp chấn thương bởi thiên thạch được thông báo, và ít hơn trong số đó được xác nhận chính xác là do thiên thạch gây ra. Lo chuyện thiên thạch rơi trúng đầu hoàn toàn là lo viển vông.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.
