Thiên thạch quét sạch nhân loại “chỉ là vấn đề thời gian”
Một nhà thiên văn học hàng đầu cảnh báo viễn cảnh thiên thạch khổng lồ hủy diệt sự sống trên Trái đất chỉ còn là vấn đề thời gian trước hàng ngàn vật thể bay quanh hành tinh xanh.
Theo Daily Mail, Tiến sĩ Alan Fitzsimmons đến từ trung tâm nghiên cứu vật lý thiên văn tại trường Đại học Belfast, Anh nhận định, khả năng thiên thạch đâm vào Trái đất là điều sẽ xảy ra, chứ không còn là giả thuyết.
Thiên thạch khổng lồ va chạm với Trái đất gây ra hậu quả khôn lường.
“Hơn 1.800 vật thể nguy hiểm tiềm tàng đã được phát hiện, nhưng vẫn còn nhiều thiên thạch bí ẩn nữa đang chờ con người khám phá”, ông Fitzsimmons nói.
“Dù nhân loại đang cải thiện năng lực phát hiện các thiên thạch nguy hiểm, khả năng về một thiên thạch đâm vào Trái đất khiến chúng ta bất ngờ là điều hoàn toàn có thể xảy ra”, ông giải thích.
Năm 1908, thiên thạch lao xuống Trái đất với tốc độ khoảng 54.000km/giờ ở Tunguska, Siberia đã tạo ra vụ nổ tương đương với 185 quả bom hạt nhân Mỹ ném xuống Hiroshima của Nhật Bản. Thiên thạch phá hủy khu vực rộng tới 2.000km2.
Vụ va chạm thiên thạch cách đây 49.000 năm trước ở Arizona, Mỹ tạo ra một miệng hố lớn.
Tháng 1/2017, thiên thạch tương đương tòa nhà 10 tầng bay qua Trái đất ở khoảng cách bằng một nửa quãng đường đến Mặt trăng.
Khả năng có một thiên thạch khổng lồ đâm vào Trái đất, giống như loại từng hủy diệt loài khủng long là điều khó xảy ra. Nhưng thiên thạch kích thước bé bằng 1/5 vẫn có thể đe dọa đến nền văn minh nhân loại.
Vụ va chạm tạo ra sức công phá tương đương 10 triệu quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima. Bụi và đất đá che phủ bầu trời, khiến Trái đất lạnh lẽo như mùa đông và sự sống dần tàn lụi.
Tiến sĩ Alan Fitzsimmons.
Thiên thạch rơi xuống biển cũng sẽ kích hoạt sóng thần khổng lồ, nhấn chìm các thành phố ven biển và thậm chí thổi tung nước biển vào không khí, phá hủy tầng ozone. Những người sống sốt phải đối mặt với khả năng nhiễm tia UV từ Mặt trời.
Tiến sĩ Joseph Nuth, nhà nghiên cứu NASA hồi năm ngoái cũng đưa ra quan điểm tương tự. “Vấn đề lớn nhất là việc chúng ta chẳng thể nào làm gì cả. Nhân loại chưa sẵn sàng trước thảm họa khủng khiếp mà thiên thạch có thể tạo ra”.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.
