Thiên thạch rơi trúng đầu bé trai 7 tuổi
Tai nạn hy hữu xảy ra khi một bé trai đang chơi đùa ngoài vừa thì bị mảnh thiên thạch rơi trúng đầu.
Cậu bé Steven Lippard và cha
Cuối tuần vừa qua, cậu bé Steven Lippard (7 tuổi, sống tại Loxahatchee, Florida, Mỹ) đang chơi ngoài vườn bỗng bị một vật gì đó bay vào đầu. Cha của Steven thấy da đầu cậu bé chảy máu nhiều nên đã đưa cậu đến bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ đã khâu cho Steven Lippard 3 mũi.
Ông Wayne Lippard - cha cậu bé - cho biết: “Lúc đầu, tôi nghĩ một quả bóng golf hay con chim săn mồi va phải. Tuy nhiên, sau một hồi tìm kiếm, tôi phát hiện nhiều mảnh đá kỳ lạ rơi trong vườn”.
Những mảnh thiên thạch trong vườn nhà ông Wayne
Ngay lập tức, ông Wayne đã gói những hòn đá lại và mang chúng đến Đại học Florida Atlantic để kiểm tra. Tại đây, các nhà nghiên cứu nghi ngờ những hòn đá chính là mảnh vỡ của một thiên thạch do kích thước của chúng rất nhỏ nhưng từ tính lại cực cao. Hiện cần một số thử nghiệm hóa học khác để chứng minh xem liệu số đá này có phải từ không gian đến hay không. Nhà thiên văn học Phil Plait nói rằng tỉ lệ thiên thạch rơi trúng con người rất hiếm, hầu như không thể tính được.
Steven cũng đang được theo dõi để tìm hiểu xem liệu cậu bé có thể có được “khả năng siêu nhiên” nào từ sự cố này không.
Năm 1954 một mảnh thiên thạch nặng khoảng 3,6kg đã rơi xuống Alabama và năm 1992, một mạch thiên thạch nặng hơn 12kg đã rơi xuống New York làm bẹp một chiếc ô tô.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
