Thiên thạch rơi vào Nga nặng 10.000 tấn

Mảnh thiên thạch rơi xuống vùng Ural của Nga vừa được NASA tính toán lại dựa trên dữ liệu mới nhất, có khối lượng khoảng 10.000 tấn và sức công phá lên tới 500 kiloton.

Theo dữ liệu mới được cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thu thập, kích thước ước tính của vật thể trước khi rơi vào bầu khí quyển Trái đất là 17m (thay vì 15m như tính toán trước đó), với khối lượng 10.000 tấn. Năng lượng phát ra trong vụ này tăng từ 30 kiloton (theo ước tính ban đầu) lên gần 500 kiloton.

NASA cũng cho biết thiên thạch này không liên quan đến thiên thạch 2012 DA14 đang đến gần Trái đất. "Quỹ đạo của thiên thạch Nga khác rất nhiều so với quỹ đạo của thiên thạch 2012 DA14, do đó nó là một vật thể hoàn toàn không liên quan", NASA viết trên trang web.


Cảnh sát và phóng viên đang xem xét một hố băng trên hồ Chebarkul, một trong vài nơi
được cho là điểm các mảnh vỡ thiên thạch rơi xuống mặt đất. (Ảnh: NewYorkTimes)

Sau khi vụ nổ thiên thạch diễn ra ở Nga, nhiều người ở Cuba và bang California, Mỹ cũng báo cáo nhìn thấy quả cầu lửa tương tự nhưng nhỏ hơn quả ở Nga bay qua bầu trời.

Cư dân bang California cho biết họ rùng mình khi thấy một ánh lửa bất thường trên vịnh San Francisco vài giờ sau vụ nổ thiên thạch Nga. Dựa trên 35 báo cáo mà Hội Nghiên cứu Thiên thạch Mỹ nhận được, ánh sáng trên bầu trời phía bắc California là mưa sao băng rời rạc không nghiêm trọng, theo Mike Hankey, người quản lý của hội. "Các quả cầu lửa rơi hàng đêm, trên khắp thế giới", AAP dẫn lời anh cho biết.

Tại thành phố Rodas, miền trung Cuba, cư dân cho biết vào tối 12/2 họ nhìn thấy "vệt sáng trên bầu trời và sau đó là một quả cầu lửa lớn, lớn hơn mặt trời". Vụ nổ đã làm "ngôi nhà của tôi rung chuyển hoàn toàn", một người dân địa phương nói trong đoạn clip phát đi tối 15/2 trên trang mạng CubaSi.

Các chuyên gia cho rằng các khối thiên thạch nhỏ rơi xuống Trái đất từ 5 - 10 lần mỗi năm. Nhưng khả năng xảy ra nổ thiên thạch lớn trên diện rộng khiến khoảng 1.000 người bị thương ở Nga mới đây chỉ xảy ra một lần trong ít nhất 100 năm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 30/01/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News