Thiên thạch thuộc nhóm Leonis Minorid tiến gần Trái đất
Một thiên thạch thuộc nhóm Leonis Minorid phát nổ trên bầu trời Puerto Rico.
Thiên thạch phát sáng màu xanh.
Sáng sớm ngày 6/12 (giờ địa phương), một thiên thạch đã lướt qua bầu trời Puerto Rico, cảnh tượng ngoạn mục này được ghi lại bởi Frankie Lucena tại Cabo Rojo. Trong đoạn video của Lucena, thiên thạch thuộc nhóm Leonis Minorid phát sáng màu xanh lá cây, sau đó phát nổ và để lại một vệt mảnh vỡ sáng rõ kéo dài vài giây trên bầu trời.
Hội Thiên văn học vùng Caribe xác nhận đã quan sát được nhiều thiên thạch vào rạng sáng cùng ngày. Trong số đó có những thiên thạch thuộc nhóm Sigma Hydrids và một vệt sáng xanh nổi bật từ thiên thạch thuộc nhóm Leonis Minorid. Theo Hội, vệt sáng này kéo dài trong gần một phút, thu hút sự chú ý của các nhà quan sát thiên văn.
Hiện tượng thiên thạch này là một phần của các sự kiện thiên văn nổi bật trong tháng 12, khi trái đất đi qua các dòng bụi thiên thạch để lại bởi những sao chổi cổ xưa. Các chuyên gia nhận định, đây là cơ hội hiếm hoi để chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên kỳ thú của vũ trụ.

Vì sao vị trí của các chòm sao biến đổi theo thời gian?
Những đêm tối trăng, trời trong sáng, đứng chỗ quang đãng bạn sẽ thấy các ngôi sao nhấp nháy trên màn trời đen.

Vùng siêu rỗng của không gian và những vật thể kỳ lạ nhất vũ trụ
Trái đất là nơi đặc biệt vì có sự sống và nền văn minh phát triển, nhưng vũ trụ còn nhiều vật thể thú vị khác mà có thể bạn chưa nghe đến.

Lần đầu tiên các nhà thiên văn học đo được tốc độ quay của lỗ đen
Các nhà thiên văn học đã lần đầu tiên xác định được tốc độ quay của một lỗ đen.

Phát hiện sốc về Trái đất bằng kim cương từ "thế giới bên kia"
30 năm trước, nhân loại đã phát hiện ra một báu vật vũ trụ vô giá mà không hay: Một hệ sao xung cực kỳ quý hiếm mang tên B1257 + 12, có thể sở hữu ít nhất 1 hành tinh khối lượng Trái Đất.

NASA dự báo sai về năng lượng Mặt trời, Trái đất biết tránh "đường" nào?
Các chuyên gia hàng đầu ở NASA dự đoán từ năm 2021, năng lượng Mặt trời bước vào chu kỳ 25 mới sẽ rất nhẹ nhàng, nhưng thực tế diễn ra hoàn toàn ngược lại.

2.200 nghìn tỷ tấn kim loại ở phía bên kia của Mặt trăng đến từ đâu?
Việc phát triển tài nguyên kim loại ở phía xa của Mặt Trăng là một cột mốc quan trọng mới trong hành trình khám phá không gian bên ngoài của con người và có ý nghĩa quan trọng về mặt khoa học và kinh tế.
