Thiết bị phát hiện ung thư qua một giọt máu
Thiết bị chip nano vi lỏng 3D phát hiện ung thư và có thể ứng dụng sang nhiều bệnh khác.
Một số loại ung thư như ung thư buồng trứng khó phát hiện sớm, đến khi xuất hiện các triệu chứng thì ở giai đoạn muộn đòi hỏi quá trình điều trị gian nan. Giờ đây, các nhà khoa học phát triển một công cụ tiên tiến có khả năng phát hiện ung thư dễ dàng, nhanh chóng chỉ với một lượng máu rất nhỏ.
Trong nỗ lực tìm ra cách hiệu quả để xác định các bệnh ung thư khó chẩn đoán, các nhà nghiên cứu từ Đại học Kansas (KU), Trung tâm Ung thư và Trung tâm Y tế ở thành phố Kansas (Mỹ) đã phát triển thiết bị phát hiện ung thư siêu nhạy này.
Thiết bị được gọi là chip nano vi lỏng 3D (3D nanopatterned microfluidic chip), có thể phát hiện dấu hiệu ung thư bằng một giọt máu hoặc một giọt huyết tương.
Công cụ tiên tiến này có khả năng phát hiện ung thư dễ dàng, nhanh chóng chỉ với một lượng máu rất nhỏ. (Ảnh: Medical News Today).
Trên Nature Biomedical Engineering, phó giáo sư Yong Zeng ở KU, tác giả chính của chip nano vi lỏng 3D cho biết thiết bịxác định và chẩn đoán ung thư bằng cách lọc các exosome (các túi rất nhỏ được sản sinh từ một số tế bào có nhân). Đối với tế bào ung thư, exosome chứa các thông tin sinh học có thế dẫn đến sự phát triển và lan rộng của khối u.
"Trong quá khứ, người ta nghĩ rằng các exosome giống như "những túi rác" mà các tế bào có thể dùng để chứa những chất dư thừa của tế bào. Tuy nhiên, từ thập kỷ trước, giới khoa học đã nhận thấy chúng khá hữu ích trong việc gửi tín hiệu đến các tế bào nhận và truyền đạt thông tin phân tử quan trọng trong nhiều chức năng sinh học", ông Zeng giải thích.
"Về cơ bản, khối u hình thành exosome chứa các phân tử hoạt động, phản ánh đặc điểm sinh học của tế bào mẹ. Trong khi tất cả tế bảo sản xuất ra các exosome, tế bào khối u cũng hoạt động hơn so với tế bào bình thường".
Để phát triển thiết bị tiên tiến này, ông Zeng và nhóm của mình cộng tác với Andrew Godwin, chuyên gia về dấu hiệu sinh học khối u và là phó giám đốc Trung tâm Ung thư Kansas.
Các nhà nghiên cứu cho biết con chip nano vi lỏng 3D dễ chế tạo, chi chí sản xuất rẻ, nghĩa là có thể phân phối rộng rãi mà không phát sinh thêm chi phí cho người bệnh. Quan trọng hơn, thiết bị này rất linh động nên trong tương lai các bác sĩ có thể sử dụng nó để chẩn đoán nhiều dạng ung thư khác nhau cũng như những bệnh khác.
"Hầu hết tế bào động vật có vú đều giải phóng exosome, vì vậy không hạn chế sử dụng thiết bị với bất cứ loại ung thư nào. Chúng tôi đang thử nghiệm thiết bị với các bệnh khác, như thoái hóa thần kinh, ung thư vú, ung thư trực tràng", ông Zeng nói.

Dấu hiệu cảnh báo bạn bị ung thư dạ dày
Nôn hoặc tiểu ra máu, đầy bụng sau khi ăn, khó nuốt... có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày, theo Learnaboutcancer.

Ngày 5/7: Cừu Dolly, con thú được nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới ra đời
Hôm nay 5/7 là kỉ niệm 20 năm ngày sinh của cừu Dolly, động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới (5/7/1996 - 5/7/2016). Dolly được tạo ra bởi Ian Wilmut và các cộng sự tại viện Roslin (Edinburgh, Scotland), lấy giống từ cừu Dorset của Phần Lan.

Video trực quan về lá phổi đen kịt của người hút thuốc lá
Kênh truyền hình CCTV của Trung Quốc vừa phát đi một đoạn video ghi lại hình ảnh lá phổi bị tàn phá khủng khiếp do tác dụng của thuốc lá.

Cậu bé 13 tuổi phát minh ra công cụ trí tuệ nhân tạo giúp điều trị ung thư tụy
Cậu bé đã sáng tạo ra thuật toán mà trong đó một mô hình hóa bằng máy được sử dụng để giúp các bác sĩ tập trung vào tuyến tụy trong suốt quá trình điều trị ung thư, theo Time.

Những hiểu nhầm về ung thư: Từ "hóa chất" trong thực phẩm đến wifi
Có những điều chỉ là cường điệu về nguy cơ dẫn tới ung thư trong cuộc sống – nhưng lại ngày càng trở nên phổ biến. Đâu là sự thật và sự hư cấu?

Cách thần kỳ ngăn chặn ung thư ruột
Tập thể dục đúng cách có thể ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư ruột, theo nghiên cứu mới từ Đại học Queensland (Úc) và Đại học Waterloo (Canada).
