Thiếu ăn, hàng trăm chú chim cánh cụt chết la liệt dọc bờ biển ở New Zealand

Dọc các bãi biển ở New Zealand, người dân phát hiện lượng lớn xác chết của chim cánh cụt Korora. Nguyên nhân được cho là do biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ nước biển tăng cao nên chúng không thể săn bắt được cá, dẫn đến chết đói.

Chim cánh cụt xanh nhỏ còn gọi là Korora là loài chim cánh cụt nhỏ nhất thế giới. Chúng sống phổ biến dọc theo các bãi biển phía Bắc New Zealand, tung tăng trên các đụn cát vào lúc chạng vạng. Tuy nhiên, hiện tượng chim cánh cụt chết hàng loạt đang báo động tình trạng tuyệt chủng.

Thiếu ăn, hàng trăm chú chim cánh cụt chết la liệt dọc bờ biển ở New Zealand
 Korora là loài chim cánh cụt nhỏ nhất thế giới. (Ảnh: NZ Herald)

Tại vịnh Cable của New Zealand, Pauline Wilson - ngư dân địa phương ban đầu nhận thấy một mùi hôi khó chịu. Mùi hôi này cứ nặng dần lên khiến cô và nhiều người sống gần đó phải lùng sục đi tìm. Sau đó, ai nấy đều kinh hoàng khi chứng kiến hình ảnh khoảng 100 thi thể của chim cánh cụt Korora chất thành đống gần Phòng Bảo tồn New Zealand (DoC).

Ban đầu, mọi người suy đoán rằng có thể chúng bị mắc vào lưới đánh cá và được đưa vào bờ, rồi ai đó nhìn thấy đã nhặt chúng vất vào một nơi như thế này để chôn cất.

Ở Vịnh Tokerau gần đó, ngư dân địa phương cũng phát hiện chim cánh cụt xanh nhỏ chết hàng loạt trên bờ biển.

Dọc bãi biển Ninety Mile, từ đầu tháng 5 đến nay đã có hơn 500 thi thể chim cánh cụt Korora. Con số này dự kiến tăng lên gấp đôi.

Thiếu ăn, hàng trăm chú chim cánh cụt chết la liệt dọc bờ biển ở New Zealand
Chim cánh cụt Korora được DoC liệt vào danh sách “đang gặp nguy hiểm, đang suy giảm”. (Ảnh: Twitter/EvolvingCaveman)

Ông Graham Taylor - trưởng nhóm chuyên gia tư vấn khoa học của DoC cho biết, không thể thống kê chính xác số lượng chim cánh cụt đã chết do nhiều con được người dân chôn cất sau khi phát hiện.

Đầu năm nay, các nhà khoa học đã tiến hành xét nghiệm một số con chim chết để đề phòng virus hoặc dịch bệnh mới. Sau khi không phát hiện độc chất hoặc virus gây bệnh, họ kết luận chúng bị chết đói.

Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ nước biển lên cao hơn so với mức nhiệt thích hợp cho loài cá nhỏ mà Korora ăn. Để tìm vùng nước lạnh, loài cá này phải bơi xuống sâu hơn hoặc di chuyển đến những khu vực khác. Trong khi đó, Korora chỉ có thể lặn xuống độ sâu 20 - 30m.

Hơn nữa, tất cả những con chim cánh cụt chết dọc các bãi biển đều bị thiếu cân trầm trọng. Trọng lượng nhẹ hơn so với trung bình là 800g đến 1kg.

“Nhiều khả năng nhiệt độ nước biển nóng lên đã gây khó khăn cho chúng trong việc tìm kiếm thức ăn. Chúng không thể lặn bắt cá khi gầy yếu như thế. Cơ thể chúng không có chút mỡ nào để giữ ấm. Do đó, nguyên nhân khiến loài chim cát cụt Korora chết hàng loạt thời gian gần đây có thể là do đói hoặc lạnh”, ông Graham Taylor cho biết.

Trái ngược với phía Bắc New Zealand, quần thể chim cánh cụt Korora ở phía Nam nước này vẫn sinh trưởng tốt vì vùng biển ở đây lạnh hơn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thật đằng sau

Sự thật đằng sau "con khỉ lai bí ẩn" ở Malaysia

Theo các nhà nghiên cứu, con khỉ lai tại một khu rừng ở Malaysia có thể là kết quả của giao phối khác loài, xảy ra do sự thu hẹp môi trường sống.

Đăng ngày: 13/06/2022
Australia phát hiện siêu giun có thể giải quyết cuộc khủng hoảng nhựa

Australia phát hiện siêu giun có thể giải quyết cuộc khủng hoảng nhựa

Các nhà khoa học tại Australia vừa tìm ra một giải pháp có thể góp phần xử lý khoảng một triệu tấn nhựa phế thải mỗi năm của nước này.

Đăng ngày: 11/06/2022
Cận cảnh rùa khổng lồ Galapagos bạch tạng quý hiếm mới chào đời

Cận cảnh rùa khổng lồ Galapagos bạch tạng quý hiếm mới chào đời

Một con rùa khổng lồ Galapagos bạch tạng mới chào đời trong sở thú tại thị trấn Servion, Thụy Sĩ.

Đăng ngày: 10/06/2022
Bí ẩn loài rắn

Bí ẩn loài rắn "sát thủ" khổng lồ "Nưa 9 lỗ mũi" cực độc ở Việt Nam

Nưa và trăn là hai con vật có bề ngoài khá giống nhau, đều thuộc họ trăn, người thường rất khó có thể phân biệt.

Đăng ngày: 08/06/2022
Cá vàng, loài cá đáng thương nhất trên hành tinh của chúng ta

Cá vàng, loài cá đáng thương nhất trên hành tinh của chúng ta

Cá vàng, một loài cá vô cùng quen thuộc với chúng ta, tuy nhiên ít ai biết được rằng đằng sau cái vẻ ngoài đáng yêu của chúng là cả một câu truyện dài.

Đăng ngày: 08/06/2022
Loạt ảnh hải cẩu cực hiếm tại hồ sâu nhất thế giới

Loạt ảnh hải cẩu cực hiếm tại hồ sâu nhất thế giới

Ở Baikal, hồ sâu nhất thế giới là nơi sinh sống của hải cẩu Nerpas rất hiếm khi xuất hiện trước con người.

Đăng ngày: 08/06/2022
Loài rết lớn nhất thế giới có thể xơi tái chuột, thằn lằn và dơi

Loài rết lớn nhất thế giới có thể xơi tái chuột, thằn lằn và dơi

Rết khổng lồ có thể được tìm thấy ở miền bắc Colombia và miền bắc Venezuela, cũng như các đảo Aruba, Curaçao và Trinidad gần đó.

Đăng ngày: 07/06/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News