Thiếu ngủ khiến trẻ em dễ bị béo phì
Một nghiên cứu do các chuyên gia tại Trung tâm Giáo dục và Nghiên cứu béo phì của Đại học Temple (CORE), Mỹ, đã tiết lộ mối liên quan thú vị giữa thời gian ngủ mỗi đêm và trọng lượng cơ thể cùng tổng lượng thức ăn mà trẻ em tiêu thụ.
>>> Thiếu ngủ có thể khiến bạn bị "tẩy não"
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên 37 em bé có độ tuổi từ 8 - 11. Gần 1/3 trong số đó bị thừa cân tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu. CUộc thử nghiệm kéo dài trong ba tuần. Các giai đoạn được chia ra như sau: Tuần thứ nhất để các em bé ngủ bình thường, tuần thứ hai cho các em ngủ nhiều hơn bình thường và tuần thứ ba bắt các em ngủ ít hơn bình thường.
Trong tuần thứ hai, khi mà các em bé ngủ nhiều nhất, các nhà nghiên cứu nhận một loại hormone điều tiết sự đói gọi là leptin có mức thấp hơn. Trung bình, cơ thể của các em cũng nhẹ hơn 0.2kg và tiêu thụ ít hơn khoảng 134 calo mỗi ngày.
Chantelle Hart, một Phó Giáo sư y tế công cộng tại CORE cho biết: "Những phát hiện từ nghiên cứu này cho thấy việc tăng cường giấc ngủ trẻ em ở độ tuổi đi học vào ban đêm có ý nghĩa quan trọng đối với công tác phòng chống và điều trị bệnh béo phì. Vai trò tiềm tàng của giấc ngủ nên được khám phá thêm".