Thioacetone: Mùi kinh tởm nhất thế giới khiến cả thành phố phải sơ tán
Chúng ta may mắn không có dịp thử mà có dịp cũng đừng ngửi thử thioacetone.
Bài viết này có chủ đề là chất Thioacetone, là hợp chất hữu cơ có chứa sulfur. Nó có dạng dung dịch màu cam hoặc màu nâu tại nhiệt độ thấp. Khi ở nhiệt độ trên -20 độ C, thioacetone sẽ biến thành polymer và chất tam phân.
Trong một buổi hóa học bình thường, đây sẽ là phần nói về công thức hóa học (C3H6S) của nó, số mol, nhiệt độ sôi và nhiều thứ linh tinh khác. Sau đó sẽ là màn làm bài tập kết hợp thứ này với vài chất khác, cân bằng phương trình và đủ thứ rối rắm.
Thioacetone có mùi cực kì kinh tởm.
Chúng ta sẽ bỏ qua toàn bộ những thứ đó để nói về điểm hay nhất (và cũng đáng ghê sợ nhất) nơi chất Thioacetone: đó là mùi cực kì kinh tởm của nó. Giống như nhiều hợp chất hữu cơ chứa sulfur khác, mùi vẫn rất nặng ngay cả khi thioacetone cực kì loãng. Vô số câu chuyện đau lòng đau cả mũi diễn ra quanh thứ chất kinh sợ này.
Năm 1889, một nhóm các nhà khoa học đã thử pha loãng thioacetone trong phòng hóa học đặt tại thành phố Freiburg, Đức. Hành động này đã khiến thioacetone phát mùi, khiến vô số người nôn mửa, khó ở và thậm chí là bất tỉnh trong bán kính 0,75km. Người ta đã phát phát động sơ tán Freiburg vì mùi hôi thối không rõ từ đâu ra. Các nhà hóa học Anh kết luận trong một báo cáo năm 1890 rằng việc pha loãng sẽ khiến mùi của thioacetone kinh tởm hơn.
Thioacetone phát mùi, khiến vô số người nôn mửa, khó ở và thậm chí là bất tỉnh trong bán kính 0,75km.
Năm 1867, tại một phòng thí nghiệm miền Nam Oxford, Anh, các nhà nghiên cứu lặp lại thử nghiệm để xem Nỗi kinh hoàng Freiburg thực sự tệ tới đâu. Những thử nghiệm ban đầu đã khiến các đồng nghiệp trong khu nhà cách xa 180 mét buồn nôn và khó chịu.
Thử nghiệm thứ hai được thực hiện trong một tủ kính khử mùi, các nhà khoa học cách xa địa điểm thử 400 nhận ra mùi thối chỉ vài giây sau khi nhỏ một giọt chất lên đĩa.
Tủ kính khử mùi (fume hood).
Thioacetone được coi là hóa chất nguy hiểm chỉ bởi mùi nó quá đáng sợ. Vậy bạn thắc mắc thứ kinh tởm này được chứa như thế nào? Nhà hóa học Derek Lowe tìm được một văn bản nghiên cứu đề rõ rằng sử dụng một hộp kín, khóa chặt các khe hở bằng kiềm pemanganat, dụng cụ chứa đều phải được khử trùng cũng bằng kiềm pemanganat, khử mùi bằng hơi nitro tạo ra từ vài gram đồng thả vào HNO3, tiêu hủy mọi cặn chất thioacetone bằng cách đưa chúng vào điểm nóng nhất của một đống lửa đốt bằng củi.
Thioacetone được xếp vào hạng mục hóa chất độc hại chỉ vì mùi ghê tởm của nó. Mong rằng bạn sẽ không bao giờ phải đối mặt với nó để mà dùng tới những cách trừ khử vừa liệt kê bên trên.

16 sự thật thú vị về lịch sử thế giới
Bạn có thể được học về những sự kiện trọng đại nhất lịch sử thế giới trong sách giáo khoa, nhưng còn nhiều tình tiết thú vị hoặc rùng rợn mà bạn chưa khám phá.

Những phong tục ma chay khác thường trên thế giới
Ma chay là phong tục không thể thiếu được ở tất cả các nền văn hóa, quốc gia trên thế giới, tuy tựu chung cùng một mục đích là để tưởng nhớ, an nghỉ người đã khuất song mỗi nơi lại có cách thể hiện khác nhau.

Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng
Nếu lỡ lạc đường trong đêm tối thì vị trí của Mặt Trăng trên bầu trời có thể giúp chúng ta xác định phương hướng.

Xác suất một chiếc máy bay gặp tai nạn là 0,00001%
Có những sự thật về những vụ tai nạn máy bay mà bạn chưa biết.

Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng
Liệu bạn có thể vượt qua trở ngại thách đố những trí tuệ siêu việt nhất của nhân loại qua gần 3 thế kỷ hay không?

Thiên tài khác người thường như thế nào?
Thiên tài là do thiên bẩm, không thể đào tạo mà có được. Kết luận này được các nhà khoa học Nga đưa ra. Tiến sĩ khoa học sinh học, Giáo sư Sergey Savelyev là một chuyên gia về đặc điểm cá nhân của não bộ.
