Thổ Nhĩ Kỳ chính thức đổi tên đất nước
Từ ngày 2/6, tên gọi tiếng Anh chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ tại Liên Hợp Quốc sẽ là "Turkiye", thay vì "Turkey" như trước đây.
Người phát ngôn Liên Hợp Quốc Stephane Dujarric cho biết đã nhận được thư từ Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu trình lên Tổng thư ký Antonio Guterres, yêu cầu đổi tên từ "Turkey" thành "Turkiye" trong mọi trường hợp.
Ông Dujarric cho biết việc thay đổi tên có hiệu lực ngay lập tức, theo BBC.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã trình thư yêu cầu đổi tên tiếng Anh của nước này thành "Turkiye". (Ảnh: BBC).
Một số cơ quan quốc tế, tổ chức nhà nước hay các công ty xuất khẩu hàng hóa cũng sẽ được yêu cầu dùng tên Turkiye trong thư từ hay dán nhãn nguồn gốc xuất xứ.
Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu động thái thay đổi tên thành Turkiye từ tháng 12/2021, khi Tổng thống Tayyip Erdogan công bố bản ghi nhớ và yêu cầu công chúng dùng tên Turkiye trong mọi ngôn ngữ.
"Turkiye là tên gọi thể hiện rõ nét nhất văn hóa, văn minh và các giá trị của con người Thổ Nhĩ Kỳ", ông Erdogan nói hồi tháng 12/2021.
Đài truyền hình nhà nước TRT đã thay đổi tên ngay từ thời điểm đó, giải thích một trong số lý do cho việc đổi tên là tên tiếng Anh Turkey trùng với tên một loại gà tây, được dùng trong dịp Giáng sinh, Năm mới hay Lễ tạ ơn.
Đã có những trường hợp thay đổi tên quốc gia trong những năm gần đây. Năm 2020, Hà Lan (Netherlands) đã loại bỏ tên tiếng Anh "Holland". Trước đó, Macedonia đã phải đổi tên thành Bắc Macedonia do những tranh cãi chính trị với Hy Lạp.

Rằm tháng Giêng tại sao gọi là Tết Nguyên Tiêu?
Ngày Rằm tháng Giêng (15 tháng Giêng âm lịch) còn có tên gọi khác là Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng nguyên. Đây là rằm đầu tiên của năm mới theo lịch âm của người Việt, là thời điểm thích hợp để cầu an lành cho cả năm.

Bộ tộc khỏa thân và tục lệ ăn thịt người, dùng sọ làm cốc
Bộ tộc Aghori này thường khỏa thân, dùng sọ người làm cốc, cắn đứt đầu các động vật sống và ngồi thiền trên xác chết.

Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết đen đủi cả năm
Dưới đây là danh sách các món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo.

Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết
Dưới đây là một số điều thú vị xoay quanh ngày Lễ Valentine mà có thể không phải ai cũng biết.

Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử
Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra.

Vàng được hình thành như thế nào?
Các nhà khoa học thuộc ĐH Queensland (Australia) vừa công bố công trình nghiên cứu chứng tỏ vàng được tạo ra nhờ nước và động đất.
